Tình trạng phong tê thấp và đau nhức gân xương diễn ra trong thời gian dài là nguyên nhân trực tiếp làm giảm khả năng vận động, chất lượng cuộc sống. Bài thuốc từ cây dây gắm kết hợp rèn luyện thể thao là phương pháp chữa trị bệnh toàn diện mà chắc chắn bạn phải biết.

Mô tả đặc điểm, công dụng của cây dây gắm

Cây dây gắm còn có tên gọi khác là dây mấu, dây sót, cây vương tôn hoặc cây dây mấu. Tên khoa học là Cnetum montanum Mgf, nằm trong họ dây gắm  Gnetaceae. Đây là loại cây thân leo, có độ dài từ 10m- 12m và hay quấn vào các cây rừng cổ thụ. Thân cây to và thường phình lên ở nhiều đốt. Lá mọc đối xứng, phiến hình trái xoan và thuôn dài. Mặt trên của lá nhẵn bóng. Hoa đực và hoa cái cây dây gắm mọc tập trung tạo thành nón. Quả dây gắm thường có cuống ngắn, có màu vàng khi chín. Bên trong quả có hạt to. Dây gắm ra hoa trong khoảng tháng 6 đến tháng 8 và kết quả từ tháng 10 đến tháng 12. Dây gắm là loại cây mọc hoang ở những khu vực rừng núi cao, chủ yếu phân bố ở những tỉnh vùng núi phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Sapa….

Thân và rễ là 2 bộ phận chính của cây dây gắm được sử dụng để làm vị thuốc điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Sau khi thu hoạch xong, nó sẽ được rửa sạch, thái thành nhiều lát mỏng rồi phơi khô. Theo Đông y, dây gắm có tính bình, vị đắng. Nó có công dụng trừ thấp, khu phong, giải độc, sát trùng, tiêu viêm, hoạt huyết và là vị thuốc trị bệnh xương khớp, hỗ trợ cho những người bệnh bị bệnh gout rất hiệu quả.

Hỗ trợ chữa phong tê thấp, đau nhức gân xương đã có cây dây gắm 1

Cây dây gắm và bài thuốc chữa bệnh phong thấp, đau nhức gân xương

Một số bài thuốc có thành phần tham gia của vị thuốc cây dây găm trong hỗ trợ điều trị chứng bệnh phong thấp và đau nhức xương khớp do bệnh gout gây ra cụ thể như sau:

Đối với bệnh phong thấp: rễ cà gai leo, rễ gắm, rễ cỏ xước, dây đau xương, vỏ chân chim, rễ tầm xuân- mỗi vị thuốc 20 gram. Các vị thuốc được sắc cùng với 500ml nước đến khi nào còn 200ml nước thì tắt bếp và sử dụng. Uống 2 lần/ngày. Liệu trình thực hiện trong vòng 15 ngày.

Trong khi đó, đối với chứng bệnh đau nhức gân xương sẽ áp dụng bài thuốc với những thành phần là: rễ rung rúc, rễ gắm, vỏ cây hoa giẻ, ngũ gia bì- mỗi vị thuốc 80 gram; rễ tầm xuân, rễ bướm bạc, rễ cỏ xước, rễ bưởi bung, rễ ô dược, rễ bạch đồng nữ, cây cỏ xước và rễ xích đồng nam- mỗi vị thuốc 40 gram; cỏ roi ngựa, rễ chỉ thiên- mỗi vị 20 gram. Các vị thuốc được ngâm cùng với khoảng 2 lít rượu trắng. Ủ rượu trong khoảng 15 ngày. Dùng 1 chén nhỏ/ngày và chủ yếu vào thời điểm trước khi đi ngủ.

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh cũng như cơ địa mỗi người bệnh, các bài thuốc với sự tham gia của vị thuốc thảo dược cây dây gắm sẽ được gia giảm liều lượng phù hợp. Chính vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý cắt và uống thuốc khi chưa có sự thăm khám, hướng dẫn thầy thuốc chuyên sâu.