Rất nhiều người cho rằng khi bị chấn thương dẫn đến gãy xương thì sẽ rất nguy hiểm cho việc vận động sau này. Nhưng thực tế thì khi xương không được cung cấp máu đầy đủ, dẫn đến các tế bào xương chết đi và dễ gãy còn nguy hiểm hơn nhiều. Tình trạng này được gọi là hoại tử vô mạch xương, thường xảy ra ở xương đầu gối, xương đùi, xương cánh tay…Muốn biết chi tiết hơn về căn bệnh nguy hiểm này, mời bạn theo dõi qua bài viết sau:

  1. Hoại tử vô mạch xương là gì?

Hoại tử vô mạch xương hay còn gọi là vô mạch hoại tử hoặc hoại tử xương nó là tình trạng mô xương chết do thiếu nguồn cung cấp máu dẫn đến gãy xương, vỡ xương và có thể làm người bệnh tàn tật. Nếu nó xảy ra ở gần khớp thì bề mặt khớp thường bị phá hủy.

Nếu như người bệnh bị trật khớp hoặc gãy xương thì cũng có thể làm gián đoạn lưu lượng máu nhất định được truyền đến xương.

Bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ khu vực xương khớp nào, ví dụ như xương sên, xương thuyền, chỏm xương cánh tay thường thì hông là bộ phận bị hoại tử vô mạch nhiều nhất.

Trên lâm sàng các trường hợp hoại tử vô mạch được chia ra như sau:

+Xảy ra thứ phát sau một bệnh khớp nào đó

+Xảy ra do chấn thương

+Xảy ra sau các bệnh tự phát và miễn dịch ( vô căn) và các bệnh lý hệ thống.

  1. Nguyên nhân gây ra bệnh hoại tử vô mạch xương

Các dòng máu chảy đến xương bị giảm hoặc ngắt quãng bởi một trong các lý do sau đây:

+Mạch máu bị hẹp: Trong trường hợp thiếu máu hồng cầu hình liềm, lượng máu được cung cấp bởi động mạch bị tắc hoặc thu hẹp, thông thường là một ít chất béo thuộc các khối của tế bào máu bị biến dạng.

+Chấn thương: Nếu như không có nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy ổn định thì các tế bào xương sẽ chết. Chấn thương cũng có thể làm cho người bệnh bị trật khớp hoặc xương bị gãy dẫn đến các mạch máu gần xương cũng bị phá hủy.

+Áp lực bên trong xương: Một số phương pháp điều trị bệnh Gaucher hoặc bệnh Legg-calve-Perthes có thể làm cho máu đi vào xương khó hơn do bị tăng áp lực bên trong xương.

  1. Triệu chứng của bệnh hoại tử vô mạch xương là gì

Bệnh thường làm cho các khớp bị đau và khó vận động. Chấn thương có thể tạo nên các triệu chứng đau đột ngột nhưng cũng có những người không xuất hiện đầy đủ các triệu chứng. Một số bệnh nhân bị hoại tử vô mạch song phương, ví dụ như ở cả 2 bên đầu gối hoặc ở cả 2 bên hông. Một số trường hợp khác thì đau và cứng khớp sẽ kéo dài trong vài tháng.

Hoại tử vô mạch xương là gìHoại tử vô mạch xương là gì và cách chẩn đoán như thế nào? 1

Các khớp bị tác động bởi bệnh hoại tử vô mạch xương gồm có:

+Đầu gối: Khi người bệnh cử động sẽ thấy các cơn đau nặng thêm và các cơn đau thường xảy ra bên trong đầu gối

+Khớp háng: các cơn đau có thể đi xuống đùi đến đầu gối hoặc lan vào háng hoặc đau ở khớp hông.

+Xương vai: Đa số là bị ảnh hưởng bởi xương cánh tay trên, còn lại một ít thi bị ở vai.

+Xương hàm

+Mắt cá chân

+Khớp cổ tay

+Bàn chân

+Cột sống

+Bàn tay.

+Nếu như người bệnh nghi ngờ bị gãy xương, trật khớp hoặc đau mãi không khỏi thì nên đến bác sĩ ngay để kiểm tra.

Ở những giai đoạn đầu thì khi chụp X quang sẽ cho những hình ảnh như sau:

+Những mảng xơ hóa xương hoặc một vùng bị loãng xương mà ở vùng khớp háng nó xuất hiện như hình quạt ở chỏm xương đùi.

+Vùng hình liềm của xương dưới sụn

+Sự biến mất của chỏm xương đùi hoặc sự phá hủy hoàn toàn khớp hoặc chỏm xương cánh tay

+Những đoạn suy yếu của xương dưới sụn hoặc hình dạng dẹt hoặc không đều đặn của đầu xương.

+Sự lún của xương nằm dưới vùng bề mặt khớp bị tổn thương ( đặc biệt là ở gối ) và sự tách rời của những khúc xương gãy hoại tử.

  1. Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh hoại tử vô mạch xương

Phương pháp điều trị cũng có thể làm tăng nguy cơ

+Quá trình làm sạch máu, lọc máu khi người bệnh bị suy thận

+Các phương pháp như xạ trị hoặc hóa trị khi điều trị ung thư.

+Cấy ghép thận vào các nội tạng khác

Các yếu tố phổ biến nhất

+Người bệnh nghiện rượu nặng: Đồ uống có cồn càng có nồng độ cao thì nguy cơ bị bệnh hoại tử vô mạch xương càng cao. Nếu như người bệnh uống rượu quá nhiều sẽ hình thành các chất béo trong mạch máu, nó sẽ làm cản dòng chảy của máu đến xương

+Sử dụng thuốc corticosteroid: Những người mắc bệnh lupus ban đỏ hay viêm khớp dạng thấp mãn tính nếu sử dụng thuốc corticosteroid liều cao ví dụ như prednisone trong thời gian dài thì cũng có nguy cơ rất cao mắc bệnh hoại tử vô mạch xương.

Các vấn đề liên quan đến xương chết

Những bệnh có nguy cơ làm cho xương chết thì cũng là nguy cơ khiến người bệnh bị hoại tử vô mạch xương, ví dụ như:

+Bệnh Kienbock

+Bệnh tiểu đường

+Bệnh thiếu máu

+Bệnh Gaucher

+Bệnh Lupus

+Bệnh HIV

+Bệnh Legg-calve-Perthes

Một số loại thuốc điều trị loãng xương cũng có thể gây tổn hại

Người bệnh sử dụng thuốc để giúp tăng cường xương bị suy yếu do loãng xương ví dụ như bisphosphonates có thể làm tăng nguy cơ bị hoại tử xương hàm. Nếu như dùng thuốc này với liều lượng cao để tiêm tĩnh mạch điều trị ung thư xương thì nguy cơ bị hoại tử xương sẽ còn cao hơn nữa.

  1. Biến chứng của bệnh hoại tử vô mạch xương

Nếu như người bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng suy giảm xương. Nó gây đau nặng cho người bệnh và mất xương trong vài năm. Cuối cùng người bệnh sẽ bị tàn tật suốt đời.

  1. Chẩn đoán hoại tử vô mạch xương

Có thể chẩn đoán thông qua hình ảnh như sau:

-Chụp cộng hưởng từ MRI: Nó sẽ tạo ra các hình ảnh chi tiết của các cấu trúc nội bộ, những thay đổi trong xương cũng sẽ được hiện rõ ra từ đó sẽ sớm nhận biết được dấu hiệu hoại tử vô mạch xương.

-Chụp X quang: vào các giai đoạn sau của bệnh hoại tử vô mạch xương thì chụp X quang mới phát hiện được những thay đổi nhất định có trong xương.

-Chiếu xương: các chất phóng xạ sẽ đi đến các phần xương bị hư hại và hiển thị thành các điểm sáng trên hình ảnh.