Khi về già thì người bệnh rất dễ mắc phải các bệnh như thoái hóa khớp và viêm đa khớp dạng thấp. Cả 2 bệnh đều là tổn thương xương dưới sụn và sụn khớp, các xương dưới sụn về lâu dài cũng bị biến dạng. Vậy phải phân biệt giữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp và bệnh thoái hóa khớp như thế nào đây? Mời bạn theo dõi qua bài viết dưới đây:

Phân biệt bệnh viêm đa khớp dạng thấp và thoái hóa khớp:

Về mặt hình ảnh, chúng ta sẽ thấy biểu hiện của khớp trong trạng thái bình thường, khớp bị thoái hóa và viêm đa khớp dạng thấp rất rõ ràng như sau:

-Đối với khớp bình thường thì sẽ có đầy đủ các cấu trúc như sau: màng hoạt dịch, đầu xương, bao thanh dịch, sụn khớp, bao khớp, dịch khớp…

-Trong viêm khớp dạng thấp thì viêm mang hoạt dịch làm tổn thương các khớp là chủ yếu, dẫn đến khớp sưng tấy, đau và nóng. Tình trạng bệnh còn phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng viêm, tình trạng mãn kinh…Nếu không được điều trị kịp thời thì các màng hoạt dịch, sụn khớp, các đầu xương cũng bị phá hủy, người bệnh sẽ mắc thêm cả thoái hóa khớp và loãng xương nữa.

-Đối với thoái hóa khớp: các sụn khớp sẽ bị bào mòn mỏng dần đi nên mỗi khi người bệnh vận động thì 2 đầu gối sẽ cọ xát vào nhau gây đau. Những khớp hay bị thoái hóa thường là cột sống và khớp gối, mỗi khi vận động thường hay bị sưng và đau.

Hướng dẫn phân biệt thoái hóa khớp và viêm đa khớp dạng thấp 1

Để có thể phân biệt rõ ràng hơn về 2 bệnh này, chúng ta có thể tìm hiểu thông tin cụ thể như sau:

-Viêm đa khớp dạng thấp:

+Người mắc bệnh thường ở trong độ tuổi 40-60, nữ cao gấp 3 lần nam. Bệnh viêm đa khớp dạng thấp chiếm 10% các bệnh viêm khớp, 5% các bệnh cơ xương khớp và có khoảng gần 2 triệu người Mỹ mắc bệnh này.

+Đây là bệnh tự miễn mà nguyên nhân có thể do một trong các yếu tố sau đây: yếu tố cơ địa của người bệnh ( giới tính, tuổi, hệ HLA ), rối loạn hệ thống miễn dịch, người bệnh bị nhiễm trùng, stress, phẫu thuật, chấn thương…

+Các khớp sẽ bị ken hoạt dịch, sưng đỏ, biến dạng khớp, tràn dịch, cứng khớp, teo cơ.

+Màng hoạt dịch khớp sẽ bị tổn thương đầu tiên, sau đó đến dây chằng, xương, sụn khớp, và nhiều khớp khác ( vì vậy mới gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp ).

+Người bệnh hay bị trầm cảm, người gầy sút, xanh xao. Các bệnh như bệnh mạch vành, loãng xương, loét tiêu hóa, tăng huyết áp, đái tháo đường cũng có nguy cơ tăng cao.

+Các khớp nhỏ ở bàn tay hay bị tổn thương đầu tiên, sau đó mới lan sang các khớp khác.

+Nếu như không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn phế.

+Người bệnh có thể dùng thuốc kháng viêm steroid như: prednisone, methylprednisolone nếu như bị viêm nặng hoặc cũng có thể dùng thuốc kháng viêm không steroid như: meloxicam, celecoxib, etoricoxib…các loại thuốc này có tác dụng làm chậm tiến trình hư hại đầu xương cũng như sụn khớp…

+Ngoài ra có thể kết hợp dùng các biện pháp khác như: Dùng chế độ dinh dưỡng hợp lý ( tăng cường vitamin, giảm cân, khoáng chất ), châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tránh teo cơ, cứng khớp.

-Thoái hóa khớp:

+Đa số những người quá 50 tuổi thì có tỷ lệ mắc bệnh này khá cao, thường ở nữ giới nhiều hơn. Trong tương lai nó chiếm khoảng 1 nửa các bệnh viêm khớp và 1 phần 3 các bệnh cơ xương khớp.

+Nguyên nhân gây bệnh có thể là do rối loạn trong sinh học của tế bào sụn, yếu tố di truyền, tình trạng viêm mạn tính của màng hoạt dịch, ảnh hưởng của các lực cơ học và sinh học ( người bệnh bị chấn thương trong sinh hoạt và lao động ).

+Khi cử động khớp người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lạo xạo, các khớp cũng bị hạn chế vận động, sưng đau khá nhiều. Các trục khớp bị lệch, đầu xương bị phình to ra.

+Xương dưới sụn và sụn khớp bị bào mòn một cách nghiêm trọng và lắng đọng canxi. Triệu chứng này được gọi là viêm khớp do bào mòn.

+Do tuổi tác đã cao nên người bệnh hay bị mắc thêm các bệnh kèm theo như đái tháo đường, béo phì, bệnh mạch vành, tăng huyết áp…còn cơ thể thì ít bị ảnh hưởng.

+Các khớp thắt lưng, cổ ( cột sống ) và háng, gối, vai ( khớp lớn ) là những khớp chịu tổn thương nhiều nhất.

+Về lâu dài nếu không được điều trị kịp thời cũng dẫn đến tàn phế.

+Điều trị bệnh: Có thể cho bệnh nhân uống các loại thuốc kháng viêm không steroid như: meloxicam ibuprofen, celecoxib, etoricoxib…hay các thuốc giảm đau như codein, acetaminophen hay tramadol vừa giúp thay đổi cấu trúc của sụn khớp, vừa giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng đau.

+Về lâu dài thì người bệnh phải kết hợp chăm chỉ tập thể dục để tránh cho khớp chịu nhiều áp lực, thực hiện chế độ dinh dưỡng thích hợp.

+Người bệnh lưu ý cần phải sử dụng các thuốc liên tục để làm chậm tiến trình thoái hóa. Mọi việc đều phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Ở việt nam hiện nay số người mắc các bệnh về xương khớp như bệnh viêm đa khớp dạng thấp đang ngày một tăng cao khiến cho các đội ngũ y bác sĩ bị quá tải, nhiều lúc chưa thể khám chữa, chẩn đoán cũng như kịp thời điều trị cho người bệnh. Hơn nữa ở những bệnh viện tuyến dưới chưa có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để điều trị cho người bệnh, dẫn đến nhiều người bị bệnh nhẹ nhưng sẽ trở nặng, để lại hậu quả xấu. Vì vậy người bệnh cần chủ động trong việc phòng tránh bệnh bằng việc bổ sung nhiều canxi cho cơ thể, thường xuyên vận động để các cơ xương săn chắc cũng như hạn chế các chấn thương không đáng có. Ngoài ra các bệnh viện tuyến dưới cũng cần phải nâng cấp cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực để có thể điều trị cho các bệnh nhân xương khớp nói chung và bệnh viêm đa khớp dạng thấp nói riêng.