Chấn thương cột sống là tình trạng khi cột sống hoặc tủy sống bị thương tổn do các chấn thương gây ra. Các tại nạn có thể gây ra chấn thương cột sống gồm có: tại nạn giao thông; tai nạn lao động; tai nạn trong sinh hoạt; tai nạn trong thể thao; ….

Các thương tổn của cột sống do chấn thương gây ra thường hay có ở những vị trí chuyển tiếp giữa các phần bất động và di động của cột sống. Các khu vực bị nhất là vùng bản lề gồm:

+ Vùng cổ, sọ: Đây là vùng được gọi là cột sống cổ cao. Được tính từ xương chẩm tới hết đốt sống cổ 2.

+ Vùng cổ thấp: được tính từ đốt sống cổ 3 đến đốt sống ngực 1

+ Vùng lưng, thắt lưng: tính từ đốt sống ngực 11 tới hết đốt sống thắt lưng 2

Chấn thương cột sống thường được chia thành 3 nhóm chính, tùy thao vị trí bao gồm: chấn thương cột sống cổ; chấn thương cột sống ngực; chấn thương cột sống thắt lưng.

Chấn thương cột sống gây nên các loại tổn thương cho cấu trúc của cột sống hoặc khu vực xung quanh cột sống, xương có thể bị gãy, dây chằng bị đứt, đĩa đệm bị vỡ; cơ bị dập hoặc chảy máu… Các loại thương tổn này thường gây ra tình trạng mất ổn định ở khu vực bị chấn thương. Khiến cho người bệnh đau đớn khi cử đụng và có các phản ứng hóa học xảy ra khi có một bộ phận nào đó bị đụng dập, gây ra đau cả khi không cử động.

Trong các trường hợp nặng hơn thì các mảnh vỡ hoặc máu chảy ra chèn ép vào tủy và các dây thần kinh gây ra các thương tổn thần kinh sẽ rất trầm trọng. Tủy thường được trải dài từ đốt sống cổ 1 tới đoạn đầu của đốt sống thắt lưng 2 nên những vùng hay bị chấn thương nhất của cột sống đều có thể gây tổn thương tủy sống. Khi tủy sống bị thương tổn thì người bệnh sẽ bị tê, mất cảm giác, yếu, liệt, bị bí tiểu hoặc táo bón kéo dài.

Ngay khi bị chấn thương, nếu tủy bị đụng dập thì sẽ có một vùng tủy bị tổn thương. Vùng này thường được gọi là vùng thương tổn nguyên phát. Nếu khi này không có các biện pháp kịp thời để giải quyết được các loại chèn ép và nagwn chặn các loại phản ứng hóa học thì vùng xung quanh tổn thương sẽ bị phù nề, lâu dần sẽ bị hư hỏng vĩnh viễn. Khi đó, vùng này được gọi là vùng thương tổn thứ phát.

Khó khăn trong chẩn đoán, điều trị chấn thương cột sống đem lại kết quả tốt nhất cho người bệnh 1

Trong các nghiên cứu khoa học chuyên sâu về chấn thương tủy sống thì đại đa số các trường hợp chấn thương vào tủy sống thì vùng thương tổn nguyên phát trường rất nhỏ. Chỉ có một số chức năng của tủy bị mất. Trong đó, vùng thương tổn thứ phát thường rất lớn. Khiến ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác. Việc tiến hành cữu chữa kịp thời nhắm vào các vùng thương tổn thứ phát vì các dạng thương tổn nguyên phát không có khả năng hồi phục.

Các thương tổn dạng nguyên phát thường nhỏ nhưng đa số lại là những người bệnh chấn thương cột sống có thương tổn tới tủy sống đều bị liệt ngay sau chấn thương. Đó là vì tủy có mọt phản xạ gọi là sốc tủy. Khi tủy sống bị chấn thương thì khu vực bị thương tổn và xung quanh đó sẽ ngưng hoạt động hoàn toàn, khiến bệnh nhân bị liệt, mất cảm giác, bị bí tiểu…Tình trạng bị sốt tủy thường kéo dài từ vài tiếng, vài ngày, tuần, thậm chí là vài tháng. Sau thời gian bị liệt, người bệnh sẽ phục hồi dần dần.

Việc điều trị chấn thương tủy sống gặp khó khăn cơ bản đó là việc đánh giá kết quả. Không ai hiện biết được thương tổn nguyên phát lớn tới cỡ nào. Như vậy thì không thể nói trước là người bệnh sẽ phục hồi tới mức độ nào và ở mức độ mất chức năng cuối cùng thì người bệnh sẽ có bao nhiêu % là do tổn thương nguyên phát/ thứ phát gây ra.

Bằng các nghiên cứu chuyên sâu với số lượng bệnh nhân lớn thì người ta mới có thể được phải làm như thế nào để điều trị bệnh đem lại kết quả tốt nhất cho người bệnh.

Các nghiên cứu tại các trung tâm của Hoa Kỳ đã cho thấy: Nếu người bệnh bị chấn thương tủy sống được đưa tới bệnh viện sớm; sơ cứu đúng cách thì tỉ lệ và mức độ bị thương tổn mất chức năng của tủy sống sẽ thấp hơn so với trong thực tế. Sau khi tiến hành thực hiện nghiêm túc các quy định của hiệp hội chấn thương cột sống Hoa Kỳ đã cho thấy tỉ lệ các thương tổn vĩnh viễn đã được giảm hẳn.

Tại Việt Nam, không có đủ điều kiện và kinh tế để thực hiện các nghiên cứu lớn, chuyên sâu. Việc huấn luyện về sơ cấp, cấp cứu gần như không có. Thậm chí có những bệnh nhân vào bệnh viện trước 8 giờ sau khi bị chấn thương cũng rất hiếm khi được điều trị theo đúng cách. Các loại tổn thương về tủy sống được xem nhẹ hơn các tổn thương về não. Và đặc biệt là sự quá tải của bệnh viện khiến bệnh nhân phải chờ, như vậy thời gian vàng đầu tiên dành cho bệnh nhân đã dần dần bị mất đi.

Các loại thương tổn chấn thương sọ não chỉ cần chụp CTScan là có thể nhìn thấy được, còn loại thương tổn tủy sống phải chụp  MRI mới biết được tình trạng của bệnh.

MRI là loại chụp chiếu cần đầu tư về kinh tế và giá thành khá cao, việc thiếu trang thiết bị, bệnh nhân đông khiến cho việc chẩn đoán bị chậm và dẫn tới chữa trị không kịp thời. Tại các trung tâm lớn thì đa số bệnh nhân bị chấn thương cột sống cổ khi được chụp MRI thì đã quá muộn.