Cây dọc mùng là một loại thực phẩm chế biến nhiều món ăn ngon. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng chữa trị triệu chứng sưng khớp khi trời lạnh cùng nhiều bệnh lý khác.

Đặc điểm và công dụng của cây dọc mùng

Cây dọc mùng hay còn được gọi là cây môn bạc và môn ngọt. Loại cây này có tên khoa học là Alocasia odora, nằm trong họ Ráy. Dọc mùng là cây thân thảo, đa niên có cuống lá dày, mọng nước và xốp. Cây có độ cao khoảng 1m và thường sinh sống ở nơi đất ẩm, trũng nước. Phần rễ của dọc mùng sẽ phình ra giống như củ. Lá dọc mùng có bản to giống hình mũi tên và thường dài từ 30- 90cm, có một đường gân lớn chạt dọc ở giữa và theo chiều dài lá. Cây dọc mùng ra hoa vào khoảng thời gian giao giữa mùa xuân và mùa hè. Cây cũng có quả, hình trứng và có màu đỏ.

Thành phần hóa học trong dọc mùng là: kali, canxi, photpho, sắt, magie và đặc biệt là chứa một lượng lớn chất xơ có vai trò thẩm hút cholesterol, chất béo trong ruột cũng như cản trở quá trình hấp thụ cholesterol quá lớn gây hại cho sức khỏe. Trong khi đó, theo quan điểm của y học cổ truyền, dọc mùng sẽ có tính mát, vị chát và không độc tố. Nó được sử dụng để giải khát, thanh nhiệt. Phần bẹ dọc mùng khi khô, héo được gọi là phùng thu can. Nó có tác dụng loại bỏ chất béo và thanh nhiệt.

Không lo sưng khớp ngày lạnh nhờ bài thuốc từ cây dọc mùng 1

Bài thuốc từ cây dọc mùng chữa trị sưng khớp do phong thấp

Sưng khớp do phong thấp làm cho người bệnh không chỉ cảm thấy khó chịu, bức bối mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng vận động hàng ngày. Sử dụng cây dọc mùng cũng là một giải pháp đơn giản và hiệu quả để đối phó với cơn đau, sưng khớp khi thời tiết chuyển lạnh.

Bạn chỉ cần dùng từ 60- 90 gram thân rễ tươi hoặc 10- 15 gram dược liệu ở dạng khô sắc uống. Hoặc thực hiện bằng cách: giã nát phần thân, rễ tươi rồi xào nóng cùng với giấm. Dùng hỗn hợp đó đắp nên phần ngoài da đang bị bệnh và tránh những vùng da không tổn thương.

Mặc dù cây dọc mùng không có độc tố nhưng bạn cũng cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng quá nhiều bởi nó có thể dẫn tới dấu hiệu sưng, tê lưỡi, thậm chí nguy hiểm hơn là ảnh hưởng tới thần kinh trung ương. Người bị dị ứng với dọc mùng thì nên áp dụng các biện pháp điều trị khác sau khi có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.