Ở bài viết lần trước, chúng tôi có đề cập đến bệnh lao cột sống, cách chẩn đoán cũng như chữa trị thì ở bài viết này chúng tôi sẽ nói đến các loại lao xương khớp khác để người bệnh có thể hiểu thêm và biết cách điều trị từ sớm.

1. Các loại lao xương khớp khác:

-Giai đoạn khởi phát:

Lâm sàng:

+ Các chi bị biến dạng, cơ teo lại, gốc các chi hay bị nổi hạch.

+ Người bệnh lao xương khớp sẽ bị sốt và gầy sút cân không rõ rệt, hạn chế vận động rất nhiều.

+ Ít khi thấy tổn thương ở các nội tạng khác: hạch, màng, phổi…

Cận lâm sàng:

+ Khó tìm thấy vi khuẩn lao trong dịch khớp bằng cách chọc dịch khớp hay kể cả khi tiêm truyền hoặc nuôi cấy.

+ Thấy được các tổn thương lao như: bã đậu, nang lao, vi khuẩn lao bằng phương pháp sinh thiết màng hoạt dịch bằng kim. Đây là phương pháp chuẩn nhất để chẩn đoán thể lao từ màng hoạt dịch.

+ Thi thoảng thấy tổn thương lao đặc hiệu khi sinh thiết hạch gốc.

+ Khi chụp X quang sẽ thấy các dấu hiệu như sau: Mất chất vôi đầu xương, hẹp khe khớp và xương bị phá hủy. Những hình ảnh thường thấy sẽ là đầu xương có hang và móc, khuyết và sụn khớp.

Từng khớp sẽ có những dấu hiệu riêng như sau:

+ Ở khớp gối: Do phần dưới cùng dưới cơ tứ đầu đùi của bao hoạt dịch bị dày, viêm, phù nề nên khi xem phim chụp nghiêng khớp gối ta sẽ thấy hình ảnh cản quang trên xương bánh chè. Ngoài ra ta còn thấy các dấu hiệu gián tiếp khác như hẹp khe khớp hay mắt vôi từng vùng.

+ Ở khớp háng: Chụp cắt lớp mới thấy có hốc nhỏ và hình khuyết ở chỏm xương đùi phần trên ngoài, hẹp khe khớp và mất chất vôi từng vùng.

+ Ở các khớp khác: Phải chụp cắt lớp để tìm hang và hình khuyết ở đầu xương. Nói chung là khó phát hiện được tổn thương.

+ Xét nghiệm tốc độ máu tăng cao

+ Phản ứng Mantoux cho ra kết quả dương tính.

Một số loại lao xương khớp khác thường gặp và cách chữa trị hiệu quả 1

-Giai đoạn toàn phát

Lâm sàng:

Da ở bên ngoài nổi tĩnh mạch, sờ vào thấy nóng hơn khớp đối diện, khớp nông bị tổn thương sưng to làm cho người bệnh bị hạn chế vận động, bao khớp dày lên. Người bệnh ăn ngủ kém, sốt thường xuyên, gầy sút mạnh và da xanh, mệt mỏi kéo dài. Vùng gốc chi nổi hạch rõ ràng, các đoạn chi bị teo. Trong nhiều tháng chất bã đậu kéo dài hoặc lỗ rò chảy dịch.

Cận lâm sàng:

+ Thấy vi khuẩn lao sau khi xét nghiệm dịch khớp

+ Phát hiện thấy tổn thương lao sau khi sinh thiết hạch gốc chi hoặc bao hoạt dịch.

+ Tốc độ lắng máu cao.

+ Chụp X quang sẽ thấy hình ảnh hang hoặc khuyết xương. Hẹp khe khớp, Đầu xương mất chất vôi lan rộng, sụn khớp bị ăn mòn trông nham nhở. Do sự hình thành ổ áp xe lạnh nên phần mềm quanh khớp cản quang và đậm đặc hơn bình thường.

Từng khớp sẽ có biểu hiện như sau:

+ Khớp gối: Khám kỹ sẽ thấy hõm khoeo, xuất hiện ổ áp xe lạnh ở dưới cơ đầu đùi, ở phía sau cơ tam đầu cẳng chân. Người bệnh lao xương khớp bị hạn chế vận động, khớp gối sưng to và nóng, Phim X quang sẽ cho thấy tổn thương phía sau lồi cầu dưới xương đùi và tổn thương phần mâm chày.

+ Khớp háng: Người bệnh bị hạn chế nhiều các động tác, khớp háng bị đau và xuất hiện nhiều ổ áp xe lạnh ở mông và bẹn, thậm chí thấy cả lỗ rò. Hạch nổi nhiều ở bẹn, cơ ở mông và đùi teo.

+ Khớp cổ chân: Hay thấy áp xe ở sau mắt cá ngoài, 4 vị trí sau và trước của 2 mắt cá bị sưng to. Người bệnh hạn chế vận động, bàn chân ở tư thế hơi duỗi. Chụp X quang sẽ thấy tổn thương ở trên và dưới xương chày.

Giai đoạn cuối:

+ Về lâm sàng người bệnh lao xương khớp sẽ tăng cân, hạn chế vận động nhưng không sốt. Các túi áp xe lạnh sẽ được thu nhỏ lại dần, khớp giảm sưng, các lỗ rò sẽ khỏi và không để lại sẹo xấu. Nếu như điều trị không tốt thì rò mủ sẽ kéo dài kèm theo nhiễm khuẩn phụ hoặc biến chứng ảnh hưởng sang các bộ phận khác.

+ Nếu chỉ cố định đơn thuần mà không điều trị triệt để thì thì áp xe lạnh sẽ xẹp bớt, các tổn thương sẽ ngừng phát triển, phần sụn và xương bị viêm sẽ được bao bọc bởi vòng xơ, đầu xương sẽ bị vôi hóa trở lại, dính khớp 1 phần hoặc toàn phần, bao khớp bị xơ hóa và quan trọng là vi khuẩn lao vẫn còn tồn tại trong tổn thương.

2. Cách điều trị các bệnh lao xương khớp khác:

-Điều trị ngoại khoa

Chỉ định:

+ Tổn thương lao phá hủy đầu xương nhiều

+ Lao cột sống có nguy cơ chèn ép tủy sống hoặc đã ép tủy

+ Khớp bị di lệch ảnh hưởng nhiều đến các chức năng về sau.

+ Lao có ổ áp xe lạnh di chuyển ra xa hoặc ngay tại chỗ.

Phương pháp:

+ Sau điều trị nội khoa liên tục 3 tháng thì người bệnh cần phải mổ ngay.

+ Áp dụng phương pháp mổ lấy xương chết, cắt bỏ bao hoạt dịch, cố định cột sống, lấy ổ áp xe lạnh, làm cứng khớp, cắt đầu xương.

+ Mổ xong thì phải cố định xương trong 3 tháng và điều trị tiếp từ nửa năm – 9 tháng.

Điều trị nội khoa:

+ Đây là phương pháp được nhiều bác sĩ khuyên dùng, dùng 5 loại thuốc chống lao như: thuốc chống bội nhiễm, thuốc chữa triệu chứng và nâng cao thể trạng.

Người bệnh lao xương khớp cần cố định và vận động:

+ Chủ yếu dùng phương pháp cố định bằng bó bột rất lâu ( thời gian có thể lên đến hàng năm trời ) để người bệnh có thể ổn định một cách tự nhiên. Sau khi khỏi bệnh người bệnh hay bị cứng khớp và teo cơ.

+ Trong quá trình cố định thì người bệnh có thể sử dụng máng bột và giường bột, thay đổi được tư thế nằm trên phẳng cứng nhiều lần trong ngày để không bị teo cơ và cứng khớp. Không nhất thiết phải cố định liên tục.

Nếu người bệnh bị nhẹ thì không nên vận động quá nhiều, nằm thường xuyên và không cần cố định bằng bột. Còn nếu như người bệnh lao xương khớp bị tổn thương ở cột sống cổ ( bị nặng ) thì cần phải cố định bằng bột để không bị tai biến ép tủy.

Về mặt cơ bản thì những bệnh lao xương khớp khác này cũng phải được phối hợp thuốc và chế độ ăn uống, luyện tập đễ hỗ trợ điều trị như bệnh lao cột sống. Tuy nó có tỷ lệ không cao nhưng bạn cũng không nên chủ quan.