Bệnh gout ( gút ) là bệnh do acid uric trong máu tăng cao và dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urat, làm cho người bệnh bị sưng, đau trên một hoặc nhiều khớp. Ngày xưa, bệnh gout được coi là bệnh của giới nhà giàu nhưng ngày nay nó có thể là bệnh của bất cứ ai nếu như ăn uống không điều độ. Ở một bài viết về bệnh Gout chúng tôi có nêu ra một nguyên nhân là do ăn quá nhiều thực phẩm có chứa purine nên bị gout. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu xem người bị bệnh gout nên ăn gì sẽ tốt cho việc điều trị căn bệnh này.

1. Thực đơn cho người bị bệnh gout:

Để trả lời cho câu hỏi người bị bệnh gout nên ăn gì, ta cần phải xây dựng thực đơn cho người bị bệnh gout cấp tính và mãn tính, cụ thể như sau:

Với người bị bệnh gout cấp tính và nặng khoảng 50kg thì tổng năng lượng cần đưa vào là 1.600 kcal/ ngày.

Trong đó:

-Đường bột chiếm 75% tổng năng lượng sẽ là 1200 kcal/ ngày = 300g

-Protein ( Đạm ) chiếm 10% tổng năng lượng = 160 kcal/ ngày = 40g

-Còn lại là chất béo chỉ chiếm có 15% tổng năng lượng = 240 kcal/ ngày = 27g.

Với người bị bệnh gout mãn tính thì lượng protein không được quá 1g/1 kg và hạn chế thức ăn nhiều purin. Tức là tổng lượng đậu đỗ và đạm động vật không được quá 100g/ ngày.

2. Người bị bệnh gout nên ăn gì ?

Để làm giảm sự hình thành acid uric thì người bệnh nên ăn những loại thức ăn có giàu chất xơ để làm giảm quá trình hấp thu đạm, ví dụ như củ sắn, dưa leo, cà chua…

Những loại thực phẩm dưới đây cũng tốt cho người bị gout:

-Súp lơ: thích hợp với người có acid uric trong máu cao vì nó chứa ít nhân purin ( mỗi 100g chỉ có dưới 75 mg ).

-Bí xanh: có tác dụng thải acid uric qua đường tiểu tiện khá tốt. Ngoài ra nó còn có tác dụng giảm béo ( rất quan trọng với bệnh gout ), lợi tiểu tiện, tiêu đờm, giải độc.

-Dưa hấu: Những người bị gout cấp tính thì nên ăn quả này vì nó chứa nhiều nước, kali và đặc biệt là gần như không có purin.

-Cải bẹ xanh: cải bẹ xanh ngoài ăn thì có thể nấu lấy nước cũng được. Nó có tác dụng thải acid uric ra ngoài vô cùng hiệu quả.

-Củ cải; Tương tự như dưa hấu, đây cũng là loại rau gần như không có purin, nhiều nước, giàu sinh tố, ăn rất mát và ngọt.

-Rau cần tây: Có vị ngọt mát, có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Và nó cũng không chứa purin nên bạn có thể ăn hoặc nấu lấy nước uống cũng được.

-Dưa chuột: có công dụng giải nhiệt tốt và bài tiết acid uric qua đường tiết niệu tốt

-Lê và táo: Người bệnh gout cấp và mãn tính nên ăn vì trong thành phần có chứa muối kali và không có nhân purin.

Trong bữa ăn của người bệnh gout nên chứa nhiều thực phẩm đa dạng khác nhau để có đầy đủ dưỡng chất.

Về đồ uống:

-Nên uống các loại nước uống không có ga vì nó không chỉ làm giảm nguy cơ sỏi thận mà còn gia tăng tốc độ đào thải acid uric ( nguyên nhân của bệnh gout ) và hạn chế kết tủa Urat tại ống thận.

-Mỗi ngày vào buổi sáng nên uống từ 2,5-3 lít nước để tăng cường thải acid uric ra ngoài

Người bị bệnh gout nên ăn gì và phải kiêng ăn thực phẩm gì để không bị nặng thêm 1

3. Hạn chế dần những loại thức ăn và đồ uống nào?

-Các thực phẩm được chế biến từ đậu nành như: sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ…

-Các loại thủy sản như: ốc, ếch, lươn…

-Các loại thịt gia cầm phổ biến như: thịt gà, thịt vịt, thịt lợn…

-Các loại thực vật giàu đạm có cả hạt như: đậu trắng, đậu hà lan, đậu xanh, đậu đỏ.

-Hạn chế ăn đồ ăn nhanh như mì tôm, phở gói và các loại thực phẩm giàu chất béo như: khoai tây chiên, da động vật, thịt quay, thịt mỡ…

-Để làm giảm nguy cơ sỏi thận cũng như không làm tăng nguy cơ kết tủa ở ống thận thì bạn không nên uống các loại đồ uống có vị chua, giàu vitamin C như: nước chanh, nước cam và các loại nước trái cây nói chung. Chính acid lactic trong các loại đồ uống này cũng chặn hết đường đào thải của acid uric.

-Hạn chế uống nước ngọt hay đồ uống có ga vì sẽ làm gia tăng tình trạng béo phì

-Muối cũng cần phải giới hạn, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 2-5g.

4. Và phải tránh những loại thực phẩm nào ?

-Tránh tất cả các loại hải sản và không được ăn trứng vịt lộn.

-Nội tạng động vật: tim, lòng, lưỡi, gan, óc, thận…

-Để tránh gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể cũng cần tránh các loại thực phẩm sau: nấm, măng tre, măng tây, măng trúc, dọc mùng.

-Vì gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh ra acid uric nên người bệnh không nên ăn vào quá khuya.

-Các loại đồ ăn chua như dưa hành muối, nem chua, canh chua vì nó sẽ chỉ làm tăng thêm sự lắng động của acid uric vào khớp cấp tính.

-Các loại thực phẩm có chứa cacao như chocolate ( socola ).

-Tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia…

bệnh gout không chỉ làm tắc nghẽn đường tiết niệu làm suy giảm chức năng thận mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng nên bạn phải tuyệt đối tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ, kể cả trong việc ăn uống kiêng khem. Bạn không còn phải lo lắng là bị bệnh gout nên ăn gì nữa vì chế độ ăn uống trên đây sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh gout tốt hơn, giảm bớt được hậu quả xấu của bệnh, từ đó giảm đi số thuốc phải dùng…