Theo thống kê hiện nay cho thấy, triệu chứng cứng khớp là triệu chứng thường xảy ra phổ biến nhất trong các bệnh xương khớp, trong đó biểu hiện cứng khớp gối chiếm đến 90% các triệu chứng cứng khớp nói chung. Nó là dấu hiệu cảnh báo các sụn khớp đang bị tổn thương và tình trạng thoái hóa khớp sẽ diễn ra trong một tương lại không xa. Bạn không nên chủ quan với triệu chứng này vì nếu không cẩn thận nó có thể dẫn đến hủy hoại khớp và làm cho người bệnh bị tàn phế suốt đời nếu như không được chữa trị kịp thời. Chúng ta sẽ cùng xem mức độ nguy hiểm của nó như thế nào qua bài viết dưới đây nhé:  

Dấu hiệu cứng khớp như thế nào

-Ngoài hiện tượng cứng khớp ra thì người bệnh sẽ còn cảm thấy đau, mức độ cũng rất đa dạng từ nhẹ đến dữ dội, cơn đau sẽ kéo dài trong khoảng nửa tiếng tùy vào mức độ tổn thương

-Thông thường người bệnh hay bị sưng và cứng khớp vào buổi sáng, lúc này các khớp sẽ cử động kém linh hoạt cũng như khó cầm nằm được các vật đồ vật thông thường. Sau khi người bệnh xoa bóp, vận động nhẹ nhàng 1 lúc là chúng biến mất nhưng vẫn có thể xuất hiện lại. Tùy vào vị trí khớp mà biểu hiện cũng rất khác nhau:

+Cứng khớp ngón tay: co duỗi ngón tay rất khó nên khó cầm đồ vật

Nguyên nhân gây ra tình trạng cứng khớp và cách điều trị như thế nào? 1

+Cứng khớp gối: Người bệnh có duỗi chân cũng như gập lại chân vì nó bị cứng mỏi.

+Cứng khớp vai: các thao tác như xoay người hay cúi gập người khó được thực hiện vì vùng vai gáy bị đau nhức.

Nguyên nhân gây ra tình trạng cứng khớp

-Nguyên nhân gây ra tình trạng cứng khớp bàn tay, khớp gối nói riêng và các khớp khác nói chung có thể do một số bệnh xương khớp như như bệnh gút, viêm khớp hay bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường chẳng hạn.

-Do người bệnh thiếu hụt nhiều canxi: Một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh xương khớp như loãng xương hay thoái hóa khớp mà chúng tôi đã nói rất nhiều lần là thiếu hụt canxi. Khi đời sống kinh tế con người đi lên cũng là lúc tỷ lệ con người chú trọng ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt gà, thịt vịt…nên dẫn đến thiếu hụt canxi trầm trọng. Không những vậy phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh tiêu hao nhiều cũng như kém hấp thụ canxi nên dẫn đến thiếu canxi.

-Yếu tố tuổi tác: Một trong những nguyên nhân không thể thiếu dẫn đến tình trạng cứng khớp chính là khi con người về già thì cơ thể cũng bị lão hóa theo. Lúc này lượng máu lưu thông đến các khớp như khớp ngón tay hay khớp gối không còn được như trước nữa khiến cho các sụn khớp không còn được nuôi bằng các chất dinh dưỡng, dẫn đến giảm sự dẻo dai và vận động cũng khó khăn hơn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng cứng khớp và cách điều trị như thế nào? 2

-Do bị chấn thương: Vì một lý do nào đó mà người bệnh bị tai nạn như vấp ngã, tai nạn giao thông ngoài đường, đánh nhau dẫn đến trật khớp, gãy xương làm cho cứng khớp và sưng đau, dẫn đến thoái hóa khớp.

-Do phải vận động quá nhiều: Có 2 khớp thường xuyên phải vận động nhiều nhất là khớp gối và khớp tay. Khớp gối phải vận động liên tục do con người phải di chuyển, chạy nhảy nhiều còn khớp tay cũng phải vận động thường xuyên để làm các công việc nặng nhọc hay các công việc thường ngày như nội trợ, dạy học, làm nông…lâu dần dẫn đến thoái hóa khớp.

-Người bệnh bị tiêm thuốc hay dùng thuốc kháng sinh không đúng cách hoặc quá liều cũng có thể gây ra hiện tượng cứng khớp.

Điều trị cứng khớp như thế nào?

-Vật lý trị liệu:

+Những lúc ngủ dậy nếu như người bệnh bị cứng khớp thì có thể xoa bóp nhẹ nhàng vùng quanh khớp cũng như vùng vai gáy thường xuyên sẽ giảm đau nhức ở các cơ xương khớp. Người bệnh hết sức lưu ý: chỉ dùng tay để xoa bóp thôi chứ không được dùng cồn hoặc dầu nóng vì nó có thể gây vôi hóa và xơ cứng cạnh khớp.

+Có thể dùng đá lạnh hoặc túi chườm nước nóng chườm lên vùng khớp bị cứng để giảm các cơn đau do triệu chứng cứng khớp gây ra.

+Sau khi người bệnh bị chấn thương và phải bó bột hay nẹp thì bó bột dễ bị cứng lại do bao hoạt dịch tăng sinh mỡ cũng như bao khớp bị co lại, sụn thì càng ngày mỏng đi. Vì vậy phải phục hồi chức năng bằng việc đi lại nhẹ nhàng hay cử động khớp. Mới đầu khớp còn yếu thì nên tập nhẹ nhàng, sau này đỡ dần thì có thể tập thường xuyên hơn.

-Dùng thuốc: Nếu như người bệnh bị thoái hóa khớp dẫn đến cứng khớp và khó vận động thì có thể sử dụng thuốc có chứa nhiều acid Hyaluronic sẽ giúp phòng ngừa cũng như ngăn chặn chứng cứng khớp và khô khớp. Nó có tác dụng bôi trơn sụn khớp, tăng cường dịch khớp, giúp cho các khớp trở nên mềm dẻo và vận động được dễ dàng hơn. Ngoài ra các loại thuốc giảm đau có chứa corticoid cũng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn

-Phẫu thuật: Trong trường hợp người bệnh bị xơ dính vùng quanh khớp gối và giãn cơ từ đầu thì có thể áp dụng biện pháp phẫu thuật. Tuy nhiên người bệnh nên suy nghĩ kỹ vì nó có thể gây ra các biến chứng không đáng có.