Trong mọi sinh hoạt hàng ngày của con người thì cột sống đóng vai trò quan trọng không thể thiếu, nó giúp cho con người có thể đứng thẳng cũng như phối hợp với các cơ xương khớp giúp cho con người có thể vận động uyển chuyển nhịp nhàng. Ngoài ra nó còn bảo vệ tủy sống, nội tạng trong cơ thể và các rễ thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Vậy nếu như bộ phận này của con người bị tổn thương thì điều gì sẽ xảy ra? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây:

Cấu tạo của cột sống

Cột sống là phần quan trọng có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể, bảo vệ và vận động tủy gai. Tổng cộng có 33 đốt xương trong xương cột sống bao gồm:

-Đốt sống lưng được tính từ đốt thứ 20-24.

-Đốt sống cổ được tính từ đốt sống đầu tiên ( nối với hộp sọ ) đến đốt sống thứ 7.

-Xương đuôi ( hay còn gọi là đốt xương cụt ) bắt đầu từ đốt sống 30 đến đốt 33

-Đốt sống ngực được tính từ đốt thứ 8 đến đốt 19

-Đốt xương cùng được tính từ đốt sống thứ 25 đến đốt thứ 30.

Nếu nhìn nghiêng sẽ thấy cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm đan xen vào nhau: trong đó đoạn cùng cụt và đoạn ngực cong lồi ra sau, còn đoạn thắt lưng và cổ cong lồi ra phía trước. Còn nếu nhìn từ phía trước sẽ thấy cột sống thẳng đứng.

Các đốt sống này ngoài nhiệm vụ liên kết với nhau còn phải phối hợp với đĩa đệm và dây chằng để bảo vệ tủy sống- là cơ quan giúp não bộ có thể tiếp nhận được các cảm giác của con người.

Cụ thể là các đĩa đệm sẽ được sắp xếp nằm ở giữa các đốt sống. Còn các dây chằng và tủy sống sẽ nằm bên trong đĩa đệm. Từ não bộ xuống đốt dưới cùng đều có tủy sống. Mỗi khi người bệnh vận động xương cột sống thì các đĩa đệm này có khả năng đàn hồi rất tốt. Mọi hoạt động của con người đều là nhờ tủy sống kết hợp với hệ thần kinh. Nếu như cột sống bị chấn thương làm ảnh hưởng đến tủy sống thì các hệ thần kinh cũng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến một số bệnh như mất cảm giác, bại liệt…

  1. Cấu tạo của các đốt sống:

-Mỗi đốt sống gồm 4 phần: Phần mỏm đốt sống, phần thân đốt sống, phần lỗ đốt sống và phần cung đốt sống.

-Các mỏm đốt sống bao gồm có 3 loại bắt đầu từ cung đốt sống bao gồm: mỏm ngang, mỏm gai ( sờ được dưới da ) và mỏm khớp.

-Thân đốt sống nó là một khối xương hình trụ, chịu sức nặng của cơ thể và nằm ở phía trước, có 2 mặt tiếp xúc với đĩa gian đốt sống.

-Các lỗ đốt sống sẽ tạo nên ống sống và chứa các tủy gai, các lỗ đốt sống này do cung và thân đốt sống tạo nên.

Cung đốt sống bao gồm 2 phần:

Hai cuống cung sẽ nối thân đốt sống với 2 mảnh cung đốt sống. Ở trên và dưới cuống cung sẽ có phần khuyết sống trên và khuyết sống dưới, nếu có 2 đốt sống chồng lên nhau thì nó sẽ có nhiệm vụ phối hợp với các đốt lân cận tạo nên lỗ gian đốt sống để dây thần kinh gai sống có thể chui lọt qua dễ dàng.

  1. Nguyên nhân gãy xương cột sống

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương cột sống mà người bệnh chủ quan không để ý như:

-Xương cột sống bị tác động ngoại lực nặng như nhân viên massage đứng trên lưng người bệnh.

-Bệnh nhân bị loãng xương nhưng vẫn thực hiện các động tác mạnh như: tập thể dục lắc vòng, xoay người mạnh với tốc độ nhanh, cao tuổi nhưng vẫn tập aerobic…

Nguyên nhân gãy xương cột sống và cách phòng ngừa gãy xương cột sống 1

-Trong lúc chơi thể thao thường ít khi khởi động mà vận động mạnh luôn đúng lúc cơ đang căng cũng có thể dẫn đến gãy xương cột sống.

-Té ngã hoặc bị đánh.

  1. Triệu chứng gãy xương cột sống:

-Khi xảy ra gãy xương cột sống thì chủ yếu là ở xương thắt lưng ( tỷ lệ lên đến 70% ), còn lại là ở khu vực xương khác. Các đốt xương sống ở trên bị gãy và trượt về sau hoặc trước so với đốt xương dưới.

-Người bệnh sẽ có các biểu hiện như: đau ở vùng thắt lưng đầu tiên sau đó lan sang các khu vực khác như xương đùi, chân, xương bàn tọa và 2 bên xương hông.

-Các bắp thịt ở lưng đau và yếu và mất phản xạ theo dây thần kinh L5.

-Người bệnh cũng sẽ bị hạn chế vận động đi rất nhiều.

-Kết quả chụp X quang sẽ cho thấy các tủy sống sẽ bị thu hẹp lại, còn các đốt sống sẽ gãy rời eo xương.

-Xương sống lưng sẽ bị ưỡn ra phía trước rất nhiều, xương sống trên bị trượt ra phía trước tạo thành hõm ở lưng.

-Không giống như những bệnh về xương khớp khác, gãy xương cột sống có thể gây ra hậu quả nặng nề tức thời, ví dụ như: gãy xương sống có thể làm xương xê dịch và chèn ép vào rễ thần kinh và tủy sống, gây ép dập sụn sống, gây dập, đứt xương thần kinh. Nếu như không được chữa trị kịp thời nhánh xương có thể làm tổn thương dây thần kinh hoặc làm rách màng ngoài lớp tủy. Hoặc trượt xương từ lâu nhưng người bệnh không để ý thì cũng có thể gây mọc nhánh theo chiều lớp sụn lòi ra.

  1. Phòng ngừa gãy xương cột sống:

-Trong sinh hoạt hàng ngày hoặc làm việc cần phải giữ cột sống thẳng

-Tăng cường bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi và các khoáng chất phòng ngừa loãng xương một cách tối đa

-Đề phòng gãy xương dựa trên các nguyên nhân nêu trên.

Người bệnh chú ý, nếu như thấy có biểu hiện đau ở cột sống lưng hoặc kể cả bị chấn thương nhưng không thấy có dấu hiệu gì nặng thì cũng phải đi khám để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng xấu xảy ra.