Bệnh phồng đĩa đệm chính là giai đoạn nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm khi này bị phồng lên nhưng nhân nhầy vẫn còn nằm nguyên trong bao xơ, vì thế không gây chèn ép vào các rễ thần kinh quanh cột sống. Khi không nhận biết kịp thời bệnh để phòng ngừa và điều trị thì phồng đĩa đệm sẽ dẫn tới thoát vị đĩa đệm, cùng với đó là các triệu chứng như: bị đau nhức; tê mỏi; teo cơ… Nếu nặng hơn thì sẽ khiến cho người bệnh mất đi khả năng vận động; bị tê liệt và tàn phế…

Nguyên nhân thường gặp của bệnh phồng đĩa đệm

+ Tuổi tác: Khi có tuổi, phần đĩa đệm, cột sống bị thoái hóa dẫn tới bị suy yếu, giòn, bởi thế dễ bị phồng lên. Dây chằng cũng dễ mất đi tính đàn hồi, dễ rách hơn bao giờ hết.

+ Chế độ làm việc nặng khiến đĩa đệm chịu nhiều áp lực. Lâu ngày đĩa đệm bị suy yếu, xơ vữa và gây phồng đĩa đệm.

+ Các loại chấn thương cột sống khiến cho đĩa đệm bị ảnh hưởng, gây gây phồng đĩa đệm.

Nhìn chung, nguyên căn của bệnh phồng đĩa đệm chính là sự thoái hóa của đĩa đệm. Cùng với đó là tác động cơ học là một nguyên nhân khởi phát bên ngoài. Các bộ phận như sụn xơ bị thay đổi tính chất và mất nước dẫn tới mất đi tính đàn hồi, khả năng hấp thụ lực sang chấn của đĩa đệm. Bên cạnh đó chính là sự thay đổi về cấu trúc, tính chất sinh học quá trình thoái hóa làm cho vòng sụn của đĩa đệm bị mỏng đi dễ rách, nhân đĩa bị xơ khiến khoảng cách của nhân đĩa, vòng sụn bị mất đi. Tổng hợp của các tác nhân đó khiến cho đĩa đệm bị phồng, lồi.

Triệu chứng thường gặp của bệnh phồng đĩa đệm

Nguyên nhân, triệu chứng thường gặp của bệnh phồng đĩa đệm 1

Phồng đĩa đệm trong giai đoạn đầu chưa thể có các biểu hiện cụ thể, rõ ràng. Khi bệnh lâu ngày và nhân nhầy bị tràn ra ngoài thì sẽ gây chèn ép vào phần tủy sống, rễ thần kinh; dây thần kinh của cột sống.

Khi dây thần kinh cột sống cổ bị đĩa đệm chèn ép lên thì người bệnh sẽ có các triệu chứng như: bị tê, đau ở hai phần vai; cảm giác đau lan xuống phần cánh tay và cả bàn tay.

Dây thần kinh cột sống thắt lưng lhi bị ảnh hưởng sẽ khiến người bệnh bị đau; bị tức vùng lưng; cảm giác tê mỏi ở hông và mông, cơn đai lan xuống 2 chi, gây tê bì chân tay. Bởi thế gây khó khăn cho người bệnh trong đi lại, cảm giác đau sẽ giảm đi khi ngồi hoặc nằm.

Bệnh phồng đĩa đệm khi chuyển biến thành thoát vị đĩa đệm thì sẽ gặp các cơn đau thường xuyên, dai dẳng hơn tùy vị trí của thoát vị. Cảm giác đau nhức và tê mỏi lan tới cả các chi và người bệnh có thể gặp các biến chứng như: tê liệt, mất khả năng vận động.