Theo một thống kê thì bệnh viêm quanh khớp vai chiếm khoảng 10% dân số ở các nước như Anh, Thụy Sĩ. Còn ở Việt Nam thì có 13% người bị bệnh khớp là bị viêm quanh khớp vai. Có 1 điều đặc biệt ở bệnh này là một số trường hợp có thể tự khỏi sau 1 năm. Vậy những trường hợp còn lại thì có nguy hiểm không ? Nó để lại những triệu chứng và hậu quả như thế nào ? Chúng tôi sẽ giải đáp 2 câu hỏi trên qua bài viết dưới đây:

1. Viêm quanh khớp vai là gì

Khớp vai bao gồm 5 khớp nhỏ: Cánh tay khớp mõm cùng, khớp vai chính, khớp bả vai lồng ngực, khớp mõm cùng, xương đòn khớp ức đòn. Khớp vai có ảnh hưởng nhiều đến phần trên của lưng và các rễ thần kinh vùng cổ, các hạch giao cảm cổ.

Khi có tổn thương ở vùng lồng ngực hay đốt sống cổ thì có thể gây ra tổn thương ở khớp vai như: Hạn chế vận động khớp vai, viêm và co thắt bao khớp gây đau.

Có 4 thể lâm sàng của viêm quanh khớp vai như sau:

-Cơ delta không hoạt động được do đứt các gân mũ cơ quay hoặc đứt các gân của bó dài gân nhị đầu dẫn đến giả liệt khớp vai.

-Đau vai đơn thuần thường do bệnh lý gân.

-Cứng khớp vai do co thắt bao khớp, viêm dính bao hoạt dịch, bao khớp dây dẫn đến giảm vận động khớp ổ cháo – xương cánh tay.

-Đau vai cấp do lắng động vị tinh thể.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh viêm quanh khớp vai 1

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm quanh khớp vai:

-Người bệnh có thể mắc một số bệnh như: Nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, u phổi thùy đỉnh, ung thư vòm họng, viêm màng phổi.

-Chấn thương do nghề nghiệp: Những nghề phải cử động khớp vai nhiều lần như thợ rèn, cửu vạn, chơi thể thao ( bơi, bóng bàn, tennis…), lái xe đều có thể gây tổn thương các gân cơ quanh khớp vai như cơ nhị đầu cánh tay, gân cơ trên vai.

-Có thể do bệnh nhân mắc một số bệnh về thần kinh như chấn thương sọ não, viêm màng não, các bệnh của đốt sống cổ chèn ép các rễ thần kinh.

-Thoái hóa gân ở người già: Thường xảy ra ở người trên 50 tuổi.

-Một số trường hợp lại không thể tìm ra nguyên nhân. Nhưng đa số bệnh viêm quanh khớp vai đều giảm dần bệnh rồi khỏi sau vài tháng điều trị, và cũng có thể bị tái phát.

-Cũng có những trường hợp bệnh viêm quanh khớp vai bị quá nặng nên chuyển sang cứng khớp vai hoặc đau vai cấp.

3. Triệu chứng của viêm quanh khớp vai

-Động tác dạng và xoay tay không được quá 45 độ, nếu quá thì sẽ bị đau ê ẩm. Có những lúc người bệnh vẫn thực hiện được động tác là do vượt qua được chỗ đau dưới mỏm cùng vai.

-Có nhiều chỗ dính giữa sụn chu vi khớp và bao khớp. Và sự kết hợp giữa viêm gân và viêm túi thanh mạc đã gây viêm quanh khớp vai cứng liền khớp. Tổn thương do thoái hóa gây ra còn có thể lan tới túi thanh mạc dưới mỏm cùng vai, giúp cho sự chuyển động giữa lớp cơ sâu và nông được thoải mái.

-Viêm gân thường xuất hiện trên cơ nhị đầu dài và trên cơ bả vai dưới dạng vôi hóa và hoại tử trong gân. Triệu chứng đó có thể xuất hiện khi các ổ vôi này cản trở cơ vận động. Nếu viêm gân ở điểm độc lập sẽ được gọi là “ viêm quanh khớp đơn giản của vai không cứng liền khớp “.

-Khi dạng và xoay tay vào trong thì sẽ bị đau thường xuyên, và cơn đau sẽ dần lan tỏa ra mỏm vai, khuỷu tay và cánh tay, khiến người bệnh khó vận động.

-Ngoài đau ở cánh tay và vai ra thì người bệnh còn bị rối loạn vận động và loạn dưỡng ở bàn tay ( các ngón tay gấp lại và cứng đờ ).

4. Hậu quả của viêm quanh khớp vai:

Nếu như bệnh có diễn tiến xấu thì người bệnh sẽ bị như sau:

-Những bệnh nhân sau 50 tuổi sau khi điều trị mà vẫn bị đau thì nhiều khả năng bị đứt gân cơ quay ngắn. Có thể xác định bằng cách nhờ chụp cản quang, có thể làm thủ thuật ngoại khóa để nối lại.

-Cơn đau sẽ chuyển thành đau vai cấp, có thể là cứng khớp vai.

-Nếu người bệnh không điều trị thì sẽ bị thoái hóa gân, từ đó sẽ bị khớp vai tuổi già.

-Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh sẽ bị hạn chế nâng cánh tay chủ động.

Chụp X quang sẽ thấy các dấu hiệu sau:

-Hẹp khe mỏm cùng- cánh tay

-Gãy mỏm bả – cánh tay

-Hẹp khe ổ chảo – cánh tay

-Mấu chuyển bị mềm và có các hốc nhỏ

-Gai xương.

-Người bệnh có thể gặp biến chứng chảy máu trong túi thanh mạc dưới mỏm cùng delta và khoang khớp. Vai đau đến mức không cử động được, ở cánh tay còn có vết bầm tím. Khi chọc hút sẽ thấy có máu.

5. Phòng bệnh viêm quanh khớp vai:

-Người bệnh cần lưu ý tránh các chấn thương vùng khớp vai.

-Chăm sóc xương dưới sụn và sụn khớp là điều người bệnh nên làm.

-Không nên lao động quá mức hay giơ tay lên cao quá vai.

-Phát hiện sớm các trường hợp đau vai đơn thuần và đau vai cấp và điều trị kịp thời.

-Ăn uống đủ chất và thường xuyên tập thể dục thể thao.

-Nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp gia tăng sức khỏe của hệ xương khớp.

Trên đây là nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả và cách phòng bệnh viêm quanh khớp vai, chắc chắn chưa thể giải thích hết được thắc mắc của các bạn về bệnh này. Mời các bạn theo dõi bài viết tiếp theo để biết cách chẩn đoán và điều trị bệnh sao cho hiệu quả.