Viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp ở phụ nữ mà nguyên nhân gây bệnh chính là hệ miễn dịch của chúng ta. Người bị bệnh thường nằm trong độ tuổi 30-50 tuổi ( chiếm khoảng 80% ). Biểu hiện rõ rệt nhất là sưng đau khớp vào buổi sáng hoặc vào những lúc thời tiết thay đổi. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng như teo cơ, dính khớp hay tàn phế vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên nhiều người vẫn xem nhẹ bệnh này và không chịu đến bệnh viện khám, thậm chí tự ý sử dụng thuốc dẫn đến hậu quả khó lường. Dưới đây là những sai lầm mà người bệnh viêm khớp dạng thấp mà chúng tôi nếu ra để người bệnh tránh:

1. Tự ý mua thực phẩm chức năng mà không hỏi ý kiến bác sĩ

Hiện nay trên thị trường có hàng trăm hàng ngàn thực phẩm chức năng được quảng cáo rất hoa mỹ có tác dụng tốt với bệnh khớp. Tuy nhiên thực tế nó chỉ là công cụ hỗ trợ cho thuốc chứ không thể nào dùng thực phẩm chức năng thay thế hoàn toàn cho thuốc được. Ở nước ta hiện nay nhiều người bị bệnh khớp toàn tự điều trị vì nghe những lời quảng cáo bùi tai ở bên ngoài. Việc tự ý dùng thực phẩm chức năng mà chưa được bác sĩ kiểm định thì có thể gây ra nhiều biến chứng với cơ thể người bệnh, hoặc làm cho thuốc chữa viêm khớp dạng thấp không còn tác dụng nữa.

2. Dùng quá nhiều thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm

Mục đích của việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp là ngăn ngừa khớp bị biến dạng, giảm đau tối đa cho người bệnh, làm sao để khớp trở về các chức năng như bình thường.

Bình thường thì người bệnh hay sử dụng các loại thuốc giảm đau như corticoid , Meloxicam, Diclofenac, Etoricoxib, Ibuprofen, Celecoxib..nhưng nó chỉ có tác dụng giảm đau và kháng viêm chứ không ngăn ngừa được tình trạng khớp bị tổn thương, cho nên người bệnh vẫn có khả năng bị tàn phế. Chưa kể đến các tác dụng phụ của thuốc như: tá tràng, viêm loét dạ dày, thủng và chảy máu dạ dày, ruột…Việc dùng những loại thuốc trên không thể giúp bệnh nhân vị viêm khớp dạng thấp cảm thấy thoải mái mà còn có nhiều phản ứng không tốt với thuốc.

Những sai lầm mà người bệnh viêm khớp dạng thấp cần tránh 1

3. Không chịu đi khám ngay

Đa số người bệnh khi thấy bị đau mỏi khớp thì coi đó là do trái gió trở trời, hoặc ngồi làm việc lâu, chỉ cần xoa dầu là khỏi mà không chịu đi khám để có thể điều trị kịp thời. Chính những lúc như vậy là cơ hội rất tốt để can thiệp điều trị để khớp không bị thương tổn, dính khớp và không thể vận động được. Để càng lâu càng làm cho khớp bị hủy hoại nặng mà rất khó để chưa trị.

Một số thuốc như Tocilizumab hay methotrexat sẽ giúp khớp không bị tổn thương tối đa, giúp bệnh nhân kiểm soát được bệnh và không bị tàn phế.

4. Chỉ đi khám một lần

Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường có tâm lý tiết kiệm, khi được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau về mua thuốc uống là cứ thế uống mà không chịu đi khám lại. Điều này sẽ làm cho người bệnh có thể mắc phải một số tác dụng phụ mà không hề biết, lâu dần bệnh sẽ nặng hơn.

5. Tự ý dùng thuốc

Một số trường hợp bệnh nhân vì quá đau mà dùng 1 số thuốc thuộc nhóm corticoid như Dexa trộn với thuốc bắc. Nếu dùng thuốc này lâu ngày bệnh nhân có thể bị một số bệnh về thận, loét dạ dày tá tràng hay loãng xương…

Một trường hợp khác là đã được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng viêm nhưng người bệnh lại đi sử dụng một loại thuốc ở miền Tây có tên gọi là “ Miên “ ( do được hàng xóm mách ). Ban đầu sử dụng thuốc này thì người bệnh viêm khớp dạng thấp đỡ đau hẳn, nhưng về sau khi hết thuốc thì người bệnh bị nôn ra máu. Sau khi được cấp cứu tại bệnh viện thì người bệnh được chẩn đoán là do quá phụ thuộc vào thuốc có chứa Corticoid ( hay còn gọi là chứng Cushing ). Lúc này ngoài việc chữa viêm khớp ra thì người bệnh còn phải cai thêm thuốc này nữa.

Hiện nay bệnh nhân tự ý sử dụng 2 loại thuốc:

1 loại có chứa Corticoid, loại này ban đầu sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu nhưng dùng lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng như tiểu đường, loãng xương, đục thủy tinh thể, tạn da, tăng huyết áp, nhiễm trùng…

1 loại không chứa Corticoid, loại này nếu người bệnh sử dụng lâu dài cũng có thể gây ra tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, xuất huyết tiêu hóa hoặc gây suy thận nặng.

Cả 2 trường hợp trên đều là hội chứng Cushing làm bệnh nhân nghiện thuốc.

6. Tự ý dùng thuốc đông y hoặc thảo dược

Việc dùng các bài thuốc dân gian hay thuốc Đông y thì không hẳn là xấu tuy nhiên không phải là phương pháp điều trị triệt để được bệnh. Vì vậy bệnh viêm khớp dạng thấp ngày một nặng hơn và lúc đó càng khó điều trị.

Nói chung, một khi người bệnh thấy mắc phải một trong các triệu chứng đau như …thì nên đến các khoa xương khớp để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh cứng khớp, teo cơ hay thậm chí là tàn phế. Trong quá trình điều trị, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần phải tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ bởi nếu tự ý dùng thuốc thì bệnh nhân có thể bị nhiều tác dụng phụ về đường tiêu hóa, suy thận, loét dạ dày tá tràng…