Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén hoặc thai kỳ đã bước sang giai đoạn 2,3 thì cần được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa vì chỉ cần không cẩn thận có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Và 1 trong những triệu chứng xấu hay gặp là đau cổ vai gáy khiến các bà mẹ đau nhức, khó chịu, thậm chí là teo cơ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn triệu chứng này có những biểu hiện nào, nguyên nhân ra sao và cách phòng bệnh.

1. Các triệu chứng đi kèm với đau cổ vai gáy

-Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc vận động cột sống cổ cũng như đau khi ấn vào gai sau cột sống

-Cơn đau từ vùng gáy, cổ có thể lan xuống thái dương, tai rồi sau đó lan xuống cánh tay và vai.

-Người bệnh có thể cảm thấy tế cứng ở cẳng tay, cánh tay, bàn ngón tay, co cứng cơ hoặc có thể bị teo cơ, yếu liệt cơ.

-Phụ nữ sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, không tập trung…ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé.

2. Nguyên nhân dẫn đến đau cổ vai gáy khi mang thai:

-Tư thế ngủ là một trong những nguyên nhân gây ra đau cổ vai gáy, việc ngủ mãi ở 1 tư thế sẽ khiến cho vai của bạn bị đau. Chính vì vậy bác sĩ đã khuyên các chị em phụ nữ nên ngủ nghiêng người sang bên trái kèm theo chiếc gối kê dưới bụng trong giai đoạn thai kỳ thứ 2 và 3 để đảm bảo cho máu lưu thông đến nhau thai. Cách ngủ này giúp cho cột sống không bị áp lực mà thận còn hoạt động tốt nữa.

-Tiền sản giật và hội chứng rối loạn huyết áp HELLP : Đây là triệu chứng gây ra tình trạng tử vong khá cao ở các bà mẹ mang thai. Những biểu hiện nhiễm độc thai nghén đầu tiên thường xuất phát ở gan dẫn đến đau cổ vai gáy. Biểu hiện này chiếm tỷ lệ khoảng 25% thai kỳ. Ngoài ra, người bệnh nên đi khám xem có bị huyết áp cao hay không vì đây là triệu chứng của tiền sản giật ( một trong các nguyên nhân gây ra đau vai ).

-Để chuẩn bị cho việc em bé chào đời thì cơ thể phụ nữ sẽ sản sinh ra các chất hóa học để làm cho các dây chằng bớt căng. Một khi các dây chằng ở lưng, đầu gối, cổ, hông bị giãn ra sẽ tạo thêm nguy cơ bị bong gân cũng như dễ bị chấn thương do căng dây chằng. Vì vậy chị em phụ nữ không nên thực hiện các hoạt động quá mạnh gây ảnh hưởng đến vai.

-Trong quá trình người phụ nữ mang thai thì tiêu hóa sẽ bị chậm lại từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến túi mật, dẫn đến hình thành các viên sỏi mật và làm cho bị đau vai, đau bụng.

-Thai ngoài tử cung: Các triệu chứng thường khó chẩn đoan cho đến khi người bệnh bị chảy máu và rất đau đớn. Lúc đó người bệnh không chỉ bị đau cổ vai gáy mà còn bị đau cổ gây ra bởi mạch máu vỡ đè lên cơ hoành.

-Việc tăng cân khi mang thai hay ngồi sai tư thế cũng làm cho dây thần kinh vùng vai, các cơ phải chịu nhiều áp lực, từ đó váy và gai bị nhức mỏi.

-Các cơn đau cổ vai gáy cũng có thể xuất hiện tự phát do phụ nữ bị stress trong công việc, tình cảm quá nhiều, lao động mệt mỏi hay bị nhiễm lạnh.

-Viêm màng não: Người phụ nữ bị viêm màng nào có thể lâu qua nhau thai và sẽ có những biểu hiện như sốt, đau đầu, cứng cổ và gây ra tình trạng đau vai.

Phụ nữ mang thai nên thận trọng với chứng đau cổ vai gáy 1

3. Phụ nữ đang mang thai nên lưu ý điều gì để tránh được tình trạng này

-Các bà bầu nên chăm tập các bài thể dục dành cho phụ nữ mang thai hàng ngày để nâng cao sức khỏe.

-Bà bầu nên nghỉ ngơi khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau vai, gáy.

-Khi đi ngủ thì nên nằm nghiêng và kẹp gối vào dưới bụng ở giai đoạn thai kỳ 2 và 3. Gối đầu và cổ chứ không nên gối phần vai. Không nên nằm gối quá cao vì sẽ làm cho cột sống không thẳng với trục chân.

-Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như kali, canxi, vitamin B, C, E. Giảm chất béo và thức ăn cay trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai.

-Không nên làm nhiều việc nặng để tránh việc căng dây chằng dẫn đến đau cổ vai gáy.

-Tắm bằng nước ấm, lấy tay xoa vào chỗ đau vùng gáy bằng các động tác xoay, xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu được các bà mẹ nên đến các spa để được mát xa tạo cảm giác thư giãn tốt nhất.

-Khi đi bộ nhiều thì nên nghỉ ngơi, không được vận động quá sức. Nên đi các loại giày đế bằng thấp vì nó vừa giúp lưu thông khí huyết vừa đảm bảo an toàn khi đi lại cho mẹ và bé. Khi đi thì 2 chân dang ngang vai, đứng thẳng, có thể co duỗi các ngón chân cho đỡ mỏi.

-Khi làm việc nhà thì không nên cúi mỏi quá lâu dẫn đến đau cổ vai gáy.

Trên đây chúng tôi đã chỉ cho bạn nguyên nhân và những điều lưu ý để phòng tránh chứng đau cổ vai gáy. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy bị đau quá nặng, chảy máu hoặc nặng hơn bị tê tay, teo cơ thì nên đến gặp bác sĩ để khám, chẩn đoán bằng các phương pháp đo điện cơ, chụp X quang quanh cột sống cổ và chụp cộng hưởng từ MRI.