Cột sống cổ là một bộ phận chiếm 7 đốt xương sống trên tổng số 33 đốt sống ở người. Đây là đoạn cột sống quan trọng hàng đầu và thường các chấn thương hay bệnh lý chỉnh hình một cách phức tạp. Bệnh lý chấn thương cột sống cổ do nhiều nguyên nhân khác nhau và thường gặp nhất hiện nay đó là tai nạn xe máy.

Phương pháp hạn chế chấn thương cột sống cổ:

Để có thể phòng tránh chấn thương cột sống cổ thì mọi người nên thực hiện tốt các lưu ý như: làm chủ được tốc độ khi lái xe; tôn trọng luật giao thông và tuyệt đối không uống say rượu bia khi lái xe; không sử dụng điện thoại trong quá trình lưu thông. Đảm bảo an toàn bằng các vật dụng bảo hộ như: mũ bảo hiểm trong nhà kho, công trường; nên quan sát kỹ trước khi nhảy tắm cầu, hồ bơi, sông nước…

Các chấn thương cột sống cổ thuộc nhóm bệnh lý chỉnh hình cột sống cổ và bao gồm các bệnh về bệnh lý tủy sống cổ thường gặp ở bệnh nhân độ tuổi sau 40 do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và sau khoảng 50 tuổi vì thoái hóa cột sống cổ.

Phương pháp hạn chế chấn thương cột sống cổ mọi người cần biết

Cũng có một số trường hợp bị chèn ép nơi tủy sống do bị cột hóa dây chằng dọc sau hay dây chằng vàng. Người bệnh nên lưu ý không phải người nào bị thoát vị đĩa đệm cũng đều có chẩn đoán như nhau vì thực tế chỉ có một tỉ lệ nhỏ mắc bệnh. Các bệnh lý về rễ thần kinh cổ thường ít gặp nhưng mang lại cảm giác đau đớn hơn khi xoay cổ và nhìn lên trời.

Bệnh nhân khi bị mắc các bệnh liên quan đến cột sống cổ thường có biểu hiện đau ở hai bên gốc cổ khi dùng tay ấn vào nơi bám cơ cổ… Để giải quyết bệnh thì nên điều trị trực tiếp từ vấn đề căng thẳng, giảm áp lực, giúp thư giãn và dùng thuốc chống trầm cảm hoặc các loại thuốc khác dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để giúp lấy lại được thăng bằng trogn cuộc sống sẽ giải quyết được bệnh lý này nhanh hơn. Việc chẩn đoán bệnh hiện nay khá dễ dàng với kỹ thuật hình ảnh học hiện đại. Khi phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm sẽ chính là mấu chốt giúp người bệnh bảo vệ được sức khỏe.

Có nhiều phương pháp điều trị được quảng bá lan tràn trên mạng, vì vậy người bệnh nên tìm hiểu kỹ càng các phương pháp, từ đó lựa chọn cách tốt nhất. Có những trường hợp mổ cắt, thay đĩa đệm không theo đúng chỉ định và không cần thiết đã đem lại các loại biến chứng gây liệt chi hay hạ chi.

Người bệnh chấn thương cột sống cổ cần phải đến các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám lâm sàng cẩn thận trước khi đưa ra khảo sát hình ảnh tỉ mỉ. Cùng với đó là kết hợp với các dữ liệu để từ đó giúp hình thành các chẩn đoán chính xác nhất. Với các chỉ định về phẫu thuật cần phải hất sức thận trọng.