Khá nhiều người không hiểu rõ về phình đĩa đệm. Khi nhìn vào cấu trúc của đĩa đệm thì chúng ta có thể tìm hiểu được những gì sẽ xảy ra khi một đĩa đệm bị phình và bị thoát vị.

Sự giống nhau của phình đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm có chức năng như như một tấm đệm giúp giảm áp lực lên phần cột sống. hầu như mọi người đều thường nghĩ rằng đĩa đệm như một đĩa cao su với phần nhân mềm giống như thạch. Các sợi cao su bao bọc ở xung quanh phần nhân mềm. Bởi thế, bên ngoài nhân nhầy không phải là một loại vật liệu cao su rắn mà là một lớp gồm các sợi liên kết với nhau.

Sự giống và khác nhau của phình đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm cột sống 1

Trong cả phình đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm thì đĩa đệm không rách ngay lập tức mà chịu một lực tác động. Đĩa đệm bị kéo giãn dần theo thời gian. Và chính xác hơn là mỗi sợi xơ bị kéo giãn, quá trình này diễn ra dần dần trên từng sợi bao. Quá trình này không diễn ra đột ngột. Bạn sẽ không thức dậy vào sáng sớm và phát hiện mình bị đau lưng do thoát vị trong khi vào ngày hôm trước đĩa đệm của bạn vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

Sự khác nhau của phình đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm

Phình đĩa đệm là giai đoạn các đĩa đệm bị chèn ép và bành ra theo chiều ngang, đĩa đệm không hoàn toàn trở lại được hình dạng ban đầu của bó khi lực ép bị biến mất. Thông thường sẽ có một bên của đĩa đệm bị phình nhẹ. Có một số trường hợp các sợi bao ngoài bị rách, phần nhân đĩa đệm bị tràn vào các sợi rách đó nhưng chưa bị thoát hẳn ra ngoài đĩa đệm. Giai đoạn này có thể nhìn rõ phần bị phình và nhân mềm bên trong đã tràn ra mép bao ở ngoài.

Còn trường hợp thoát vị là nhân ở bên trong đã hoàn toàn tràn ra ngoài bao xơ, nhô hẳn ra khỏi các sợi cấu tạo bao xơ đó. Cũng có những khi nhân mềm trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài và tách hẳn khỏi đĩa đệm, chèn ép lên các cấu trúc xung quanh cột sống.

Khi bị phình đĩa đệm sẽ không thể tự lành vì nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng đĩa đệm rất ít và các mô không thể tái sinh. Các sợi đĩa bị kéo giãn và không thể trở lại trạng thái như ban đầu.