Tôi năm nay 50 tuổi, bị bệnh phong thấp. Tôi nghe nói cây vòi voi chữa phong thấp và nhiều bệnh khác nhưng lại chưa biết cách sử dụng và có an toàn hay không? Xin nhà thuốc giải đáp cụ thể giúp tôi.

 (Nguyễn Thị Lan, Tuyên Quang).

Trả lời:

Cây vòi voi còn có tên gọi khác là đại vĩ đạo hoặc cẩu vĩ trùng. Tên khoa học của loại cây này là: Heliotropium indicumL. Theo ghi chép và nghiên cứu của cố GS. Đỗ Tất Lợi trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam thì vòi voi là loại cây có 2 tác dụng chính là: giảm đau và kháng viêm hiệu quả. Ngay từ những năm 60, bệnh viện Hải Dương đã sử dụng cao rượu vòi voi để chữa trị cho người bị tụ huyết, bong gân gây sưng bầm do viêm, chấn thương và chín mé…. Bệnh nhân chỉ cần đắp khoảng 3- 4 ngày cao rượu vòi voi sẽ thấy chuyển biến rõ rệt. Sau khi đắp thuốc người bệnh có cảm giác dễ chịu, mát và không bị nhức mỏi.

Trong trường hợp gối bị sưng tấy, nhức mỏi, vùng đầu gối đỏ, sưng to, sốt nhẹ và không thể đi lại sẽ thực hiện bài thuốc như sau: chặt cây vòi voi tươi thành nhiều đoạn nhỏ. Giã thân cây cho dập rồi sao vàng với rượu hoặc dấm. Sau đó bọc lại trong 1 miếng vải sạch, đắp và buộc lại ở chỗ sưng.

Tác dụng điều trị bệnh xương khớp của cây vòi voi ít người biết 1

Mặc dù vòi voi là cây thuốc nhưng vẫn có một số loài có chứa độc tố. Ví dụ như: H.lariocarpum Fish et Mey có ancaloid, nhân pyrolizidinn cực độc khiến gan bị phá hủy, đau bụng và thậm chí là ung thư gan. Độc tính không phát ngay mà sẽ xuất hiện âm ỉ trong một thời gian dài và rất khó phát hiện sớm. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo cẩn trọng sử dụng vòi voi để chữa bệnh. Lưu ý không dùng thuốc cho người già và ngay khi thấy được hiệu quả thì cần dừng lại ngay.

Như vậy, mặc dù là thuốc lá nhưng trước khi sử dụng cây vòi voi để chữa bệnh bác cũng cần thăm khám rõ tình trạng bệnh. Thuốc chỉ được uống, đắp hay bôi khi có chỉ định cụ thể từ thầy thuốc chuyên khoa.