Ngoài việc chẩn đoán, xét nghiệm ra thì thăm khám bệnh nhân bị đau thắt lưng cũng là 1 trong những bước quan trọng để xác dịnh chính xác nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.

1. Thăm hỏi người bệnh đau thắt lưng:

-Cần phải hỏi thời gian đau trong ngà, vị trí đau, đau từ từ hay đột ngột, hướng đau lan. Đau như thế nào: Đau dữ đội, âm ỉ liên tục hay đau buốt như điện giật

-Hỏi thêm các thông tin khác về người bệnh cũng rất quan trọng như điều kiện kinh tế, tuổi, nghề nghiệp, giới tính, trình độ văn hóa, hiểu biết về xã hội sẽ giúp bác sĩ đánh giá triệu chứng bệnh đau thắt lưng vì mỗi người bệnh sẽ có tính chất và mức độ đau khác nhau.

-Hỏi các triệu chứng có liên quan như: rối loạn chức năng đại tràng, mệt mỏi, mức độ ảnh hưởng vận động cột sống, cảm giác tê bì, rối loạn đái.

-Hỏi bệnh nhân về các triệu chứng đau thắt lưng: các yếu tố gây ra, thời gian khởi phát, mức độ đau ( sốt, chấn thương, thay đổi thời tiết, động tác bất thường, cảm cúm…)

-Hỏi các yếu tố liên quan đến mức độ đau như: ho hắt hơi hay cúi nghiêng có bị đau hay không, tư thế nào giúp giảm đau…

-Cách khởi phát và diễn biến của cơn đau có thể giúp chẩn đoán, ví dụ như: gãy xẹp thân đốt sống do loãng xương, đau cấp tính dữ dội có thể do phình bóc tách động mạch chủ bụng, thoát vị đĩa đệm, căng giãn cơ hay dây chằng cạnh cột sống.

-Người bệnh thường mô tả đau một bên rồi lan xuống mông, cẳng chân và đùi ( đau kiểu rễ thần kinh ). Nhờ có tính đau đặc biệt kiểu rễ thần kinh nên sẽ xác định được khu rễ thần kinh bị tổn thương rất dễ dàng. Nếu như đau kiểu rễ thần kinh lan xuống chân chứng tỏ các rễ thần kinh vùng thắt lưng đang bị tổn thương hoặc chèn ép. Hội chứng đau thần kinh hông to (sciatica) có thể do đĩa đệm bị rách hoặc thoát vị, nhưng cũng có thể do viêm mạch, bệnh đái tháo đường hay hình thành các mỏ xương trong thoái hóa cột sống, hẹp ống sống, trượt thân đốt ra trước hay do các khối phát triển bên trong ống sống.

-Có thể chẩn đoán phân biệt dựa trên thời gian đau trong ngày như: Hội chứng Reiter hay bệnh đại tràng có liên quan đến viêm cột sống thì người bệnh sẽ bị cứng khớp vào buổi sáng, đau tăng về đêm và sáng sớm.

-Người bệnh có thể chỉ chính xác vị trí đau that lưng, do thân đốt sông bị viêm, xẹp, gãy hay bị tổn thương cột sống hay bị đứt rách cơ dây chằng cột sống thắt lưng. Rất khó để xác định vị trí đau thắt lưng, đau sâu trong ổ bụng thường do các căn nguyên nội tạng trong hố chậu hoặc trong ổ bụng. Cơn đau sẽ lan tỏa đi kèm với đó là co cứng khối cơ chung thắt lưng.

-Đau do viêm cột sống hay thoái hóa cột sống sẽ xuất hiện từ từ, và có diễn biến mãn tính.

-Bệnh đau thắt lưng nếu có kèm theo các bệnh như: đau gót chân, viêm kết mạc, ngón tay, ngón chân có hình khúc dồi, viêm niệu đạo thì có thể liên quan đến viêm khớp phản ứng hoặc viêm cột sống trong hội chứng Reiter. Việc xác định các triệu chứng này rất quan trọng: Ốm sốt, ớn lạnh, đau lưng dẫn đến sụt cân, các ban mủ dưới da ( nốt Osler ), ra mồ hôi vào ban đêm, nốt tay dùi trống…có thể do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp tính. Những người hay uống rượu mà bị đau lưng mà đi kèm với các triệu chứng buồn nôn có khả năng do viêm tụy cấp.

-Thoái hóa đốt sống đau tăng ở tư thế ưỡn, còn khối u trong ống sống đau tăng ở tư thế nằm. Đau thắt lưng do hẹp ống sống thường tăng khi vận động như: đi lại, cúi xuống hoặc nghiêng người làm người bệnh vô cùng khó chịu.

Thăm khám chuẩn đoán người bị bệnh đau thắt lưng như thế nào 1

2. Khám trực tiếp thực thể người bệnh đau thắt lưng:

-Bác sĩ lưu ý ngoài chú ý, tư thế đi của người bệnh còn phải khám toàn thân nữa.

-Trong giai đoạn đầu của bệnh phải khám tỷ mỉ các dấu hiệu tổn thương thần kinh một cách kín đáo.

-Khám hố chậu, bụng, trực tràng để kiểm tra các nguyên nhân khác dẫn đến đau lưng mà không phải do cột sống như: viêm bàng quang, phình bóc tách động mạch chủ, các bệnh ác tính và bệnh ở cơ quan trong hố chậu.

-Khám cảm giác vùng quanh hậu môn, vùng xương cùng, trương lực cơ thắt hậu môn để xem có hội chứng đuôi ngựa hay không. Dựa trên các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như: chụp tủy cản quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ và các dấu hiệu lâm sàng để đoán mức độ tổn thương. Hơn nữa dấu hiệu rễ thần kinh bị chèn ép ở các mức độ khác nhau cũng có thể được phát hiện dễ dàng bởi phẫu thuật.

-Khám cột sống: Khám dấu hiệu Lasegue khi nghi ngờ dây thần kinh hông to bị tổn thương. Khám kỹ biến dạng cột sống ( gù, vẹo, mất đường cong sinh lý, ưỡn quá mức ), tìm điểm đau cột sống và cạnh sống, trương lực cơ thắt lưng, co thắt cơ, phạm vi cử động cột sống ở các tư thế: ngửa, cúi, nghiêng. Gõ các mỏm gai thấy đau cột sống có thể do tủy xương, viêm xương hoặc do di căn ung thư đến đốt sống.

-Khám sức cơ của các nhóm cơ, khám phản xạ gân xương, khám cảm giác để định khu thần kinh bị tổn thương.

-Khám tỉ mỉ khớp háng: dấu hiệu Patrick, khám dấu hiệu đâm gót, gãy cổ xương đùi có thể biểu hiện là đau thắt lưng, phạm vi cử động khớp háng vì viêm khớp háng.