Thoái hóa cột sống cổ bệnh học là một bệnh lý có tính chất mãn tính và tiến triển chậm. Bệnh hay gặp ở những người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi. Sau đây sẽ là một số thông tin cụ thể và cần thiết về căn bệnh này:

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học là gì?

Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng thoái hóa bộ phận sụn khớp hay đĩa đệm tại vị trí các đốt sống cổ. Hiện tượng này có thể bị thoái hóa ở bất cứ đoạn cột sống cổ nào nhưng sẽ phổ biến nhất ở đoạn C5-C6-C7.

Nguyên nhân dẫn tới thoái hóa cột sống cổ bệnh học

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học được xác định do 2 nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất là: sụn khớp chịu áp lực quá tải trong một thời gian dài.

Thứ hai là: các tổ chức sụn, tế bào, khớp và quanh khớp (dây chằng, cơ cạnh cột sống và thần kinh…) xảy ra quá trình lão hóa.

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học, những điều bạn cần biết 2

Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ bệnh học

Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ thông các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể đó là:

Triệu chứng lâm sàng có biểu hiện đa dạng nhưng sẽ tập trung ở 4 hội chứng sau: hội chứng cột sống cổ, rễ thần kinh cổ, động mạch đốt sống và hội chứng ép tủy. Hội chứng cột sống cổ có đặc điểm: xuất hiện cơn đau và mức độ đau thường tăng lên khi vận động, người mệt mỏi, căng thẳng, cột sống cổ bị hạn chế vận động. Hội chứng rễ thần kinh cổ: cơn đau lan dần từ cổ xuống một số bộ phận khác- vai, gáy hay cánh tay, cơn đau nhức nhối và thường tăng lên khi cột sống cổ vận động tư thế cúi, nghiêng, ngửa hoặc thậm chí ho; chóng mặt và cơ bị yếu. Hội chứng động mạch đốt sống: nhức đầu vùng thái dương, vùng chẩm… chủ yếu vào buổi sáng, đôi khi kèm theo dấu hiệu chóng mặt và ù tai. Cuối cùng hội chứng ép tủy biểu hiện ở chi trên hoặc chi dưới tùy theo mức độ tổn thương, gặp khó khăn khi đi lại và dáng đi thường không vững.

Dấu hiệu cận lâm sàng bao gồm: X quang thoái hóa cột sống cổ, chụp cộng hưởng từ, chụp CT- scan và điện cơ. Hình ảnh X quang thoái hóa cột sống cổ có đặc điểm: đường cong sinh lí bị mất, thân đốt sống bị gai xương, chiều cao của đốt sống và đĩa đệm bị giảm, hẹp lỗ liên hợp…. Trong khi chụp cộng hưởng từ phần cột sống cổ xác định vị trí chèn ép của rễ, khối thoát vị đĩa đệm hoặc mức độ ống sống bị hẹp. Chụp CT- scan cột sống cổ áp dụng thay thế cho chụp cộng hưởng từ khi không có đủ điều kiện. Cuối cùng là điện cơ để đánh giá mức độ tổn thương của rễ dây thần kinh.

Điều trị thoái hóa cột sống cổ bệnh học

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học, những điều bạn cần biết 1

Điều trị thoái hóa khớp cột sống cổ bệnh học cần phối hợp giữa phương pháp nội khoa và phục hồi chức năng, ngoại khoa. Áp dụng các biện pháp chữa trị theo mức độ của bệnh.

Đối với chữa trị nội khoa: sử dụng thuốc giảm đau thông thường- paracetamol, nhóm thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc giãn cơ, nhóm thuốc có tác dụng chống thoái hóa có tác dụng chậm và một số loại thuốc khác….

Đối với phục hồi chức năng: thực hiện các bài tập vận động chủ yếu dành cho cột sống cổ kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý và một số kỹ thuật vật lý trị liệu- dùng sóng siêu âm hay sóng nhiệt….

Ngoại khoa là phương pháp được áp dụng trong một số trường hợp chỉ định bắt buộc. Ví dụ như: trượt các đốt sống 3- 4, chèn ép dây thần kinh và tủy sống tiến triển nặng, phương pháp nội khoa và phục hồi chức năng bị thất bại.

Trên đây là một số thông tin về thoái hóa cột sống bệnh học giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Từ đó, bạn sẽ chủ động phòng ngừa thoái hóa khớp cũng như có thể phát hiện bệnh sớm.