Thoái hóa cột sống thắt lưng bệnh học có dấu hiệu lâm sàng là đĩa đệm cột sống bị tổn thương hay nói chính xác hơn là thoái hóa đĩa đệm. Thoái hóa cột sống thắt lưng bệnh học có 3 thể lâm sàng:  

Thể thứ nhất: Đau thắt lưng cấp

Triệu chứng: Cơn đau xuất hiện sau một động tác mạnh, quá mức, đột ngột và trái tư thế (bưng, bê, vác, đẩy, ngã …). Người bệnh đau nhiều, liên tục, đứng lệch người khó vận động.

Thoái hóa cột sống thắt lưng bệnh học và cách điều trị hiệu quả nhất (P1) 1

Độ tuổi và đối tượng mắc bệnh: Bệnh này thường gặp ở nam giới, độ tuổi từ 30 đến 40, chủ yếu là người lao động nặng.

Nguyên nhân: do đĩa đệm bị căng phồng tổn thương đè vào các nhánh thần kinh ở vùng dây chằng dọc sau cột sống nên gây đau.

Cách điều trị: Nếu nằm nghỉ và điều trị vài ngày thì đau giảm dần và sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát nếu vẫn lao động nặng.

Thể thứ  hai: Đau thắt lưng mạn tính

Triệu chứng: Người bệnh bị tổn thương đĩa đệm nên đau âm ỉ vùng thắt lưng, không lan xa. Khi vận động nhiều, thay đổi thời tiết hoặc nằm lâu bất động thì sẽ bị đau nhiều hơn. Cột sống có thể biến dạng một phần và bị hạn chế một số động tác.

Thoái hóa cột sống thắt lưng bệnh học và cách điều trị hiệu quả nhất (P1) 2

Độ tuổi và đối tượng mắc bệnh: Bệnh này thường gặp ở nam giới, độ tuổi từ 40 trở lên. Chủ yếu là người lao động nặng, người già, dân văn phòng…

Nguyên nhân: Do đĩa đệm bị thoái hóa nhiều, độ đàn hồi thấp nên không chịu được lực, đĩa đệm có phần lồi ra sau chèn ép nhánh thần kinh gây đau.

Cách điều trị: Nghỉ ngơi là cách tốt nhất để bạn đỡ đau. Bạn có thể nhờ sự trợ giúp của thuốc Tây y trong vài ngày nhưng cần sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh triệt để.

Thể thứ ba: Đau thắt lưng cấp

Triệu chứng: Đau ở một vùng thắt lưng, lan xuống một bên mặt sau đùi, xuống cẳng chân, đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn, thay đổi tư thế.  Không thể cúi gập người, ấn và gõ vào phần thắt lưng sẽ bị đau. Đau ở vùng thắt lưng – cùng tăng khi nâng người lên khỏi mặt giường.

Thoái hóa cột sống thắt lưng bệnh học và cách điều trị hiệu quả nhất (P1) 3

Độ tuổi và đối tượng mắc bệnh: Bệnh này thường gặp ở nam, độ tuổi từ 30 – 50 trên cơ sở một đau thắt lưng mãn tính, sau một động tác quá mức, đột ngột, sai tư thế, đau xuất hiện đột ngột nhanh chóng. Đối với lứa tuổi thanh niên hoặc trung niên, cơn đau thắt lưng cấp có thể là triệu trứng lâm sàng duy nhất của thoái hoá đĩa đệm.

Nguyên nhân: Trên cơ sở đĩa đệm thoái hóa, dưới tác động của các áp lực quá cao, nhân nhầy bị đẩy ra phía sau, lồi lên hoặc thoát ra vào ống sống, gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm, đè ép vào các rễ thần kinh, gây nên dấu hiệu đau thần kinh hông.

Khi khám, bác sĩ sẽ thấy bệnh nhân bị thoái hóa cột sống lưng như sau:

Cột sống vẹo, cơ cạnh cột sống co cứng, hạn chế các động tác nhiều, dấu hiệu Lasèque, Valleix, kéo dây chuông (+) bên chân đau, giảm hoặc mất phản xạ gân xương, rối loạn cảm giác, teo cơ và giảm cơ lực, có thể có rối loạn cơ tròn.

Sử dụng các phương pháp chụp đặc biệt như: chụp bao rễ cản quang, đĩa đệm cản quang và cắt lớp vi tính (CT scanner), MRI sẽ phát hiện bệnh chính xác hơn chụp.

Trên đây là những dấu hiệu lâm sàng của thoái hóa cột sống thắt lưng bệnh học, giúp các bác sĩ và bệnh nhân có thể xác định được bệnh đang tiến triển ở mức độ nào. Từ đó, có phương pháp điều trị phù hợp.

Đón đọc tiếp phần 2 “Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả nhất”.