Thoái hóa cột sống người già là căn bệnh mà chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt khi ở tuổi xế chiều. Mặc dù căn bệnh ngày càng trẻ hóa nhưng người cao tuổi bị bệnh vẫn chiếm tỉ lệ cao.

Thoái hóa cột sống người già do đâu?

Thoái hóa cột sống người già, nỗi lo thường trực khi ở tuổi xế chiều 1

Thoái hóa cột sống ở người già do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tác nhân chính đó là: yếu tố tuổi tác. Theo thời gian, cơ thể của con người ngày càng bị lão hóa. Xương khớp cũng là một trong bộ phận không thể tránh khỏi quy luật đó. Bên cạnh đó, bệnh còn do một số tác nhân khác thúc đẩy quá trình thoái hóa nhanh hơn như: chấn thương do ngã và tai nạn, tính chất đặc thù công việc, dinh dưỡng mất cân đối hoặc các bệnh lý liên quan- đau thần kinh tọa, viêm đốt sống đĩa đệm hay cột sống bị dị dạng…. Ngoài ra, người già bị béo phì, tiểu sử bệnh tiểu đường, cường cận giáp, suy giáp hay bệnh gout cũng rất dễ bị thoái hóa cột sống.

Thoái hóa cột sống người già có biểu hiện nào?

Thoái hóa cột sống người già gồm 2 thể chính: thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng. 2 thể bệnh này sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Cột sống thắt lưng: Ở giai đoạn đầu, người bệnh cảm thấy thường xuyên đau lưng khi ngủ dậy dần kéo dài cả ngày và mức độ tăng lên khi phải làm việc, giảm đau khi được nghỉ ngơi. Thoái hóa cột sống thắt lưng ảnh hưởng rất nhiều tới hệ thống dây thần kinh tọa khiến cho người bệnh có cảm giác đau từ vùng lưng trở xuống.

Thoái hóa cột sống người già, nỗi lo thường trực khi ở tuổi xế chiều 2

Cột sống cổ lại có dấu hiệu đau cổ, cử động cổ bị hạn chế. Bệnh có thể gây ra những biến chứng đau vùng cổ và lan dần xuống tay do chèn ép rễ dây thần kinh dẫn tới cảm giác đau vai gáy, mỏi cổ và lan rộng ra cánh tay ở phía của dây thần kinh bị chèn ép.

Có phương pháp nào điều trị thoái hóa cột sống ở người già?

Thoái hóa cột sống người già hoàn toàn có thể kiểm soát tốt cũng như điều trị hiệu quả bằng những phương pháp khoa học. Theo PGS. TS.BS Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa Khớp- BV Bạch Mai): khi có triệu chứng đau cấp (đau thắt lưng cấp) thì người bệnh cần nằm nghỉ ngơi kết hợp với sử dụng một số loại thuốc giảm đau thông thường, nhóm thuốc kháng viêm không steroid và thuốc để tăng cường sụn khớp. Ngoài ra, tiến hành biện pháp xoa bóp và bấm huyệt nhẹ nhàng ở cột sống đang bị tổn thương kết hợp với vật lý trị liệu.

Trong trường hợp người bệnh muốn đi lại sẽ cần tới sự hỗ trợ của khung chống, gậy hay đai lưng. Để chữa trị khỏi bệnh, bạn cần kiên trì thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân cũng cần xác định rõ tư tưởng: thoái hóa cột sống người già là bệnh mãn tính và bắt buộc chữa trị trong thời gian dài.

Thoái hóa cột sống người già là một trong rất nhiều bệnh lý mà nhiều người bắt đầu từ độ tuổi trung niên gặp phải. Tuy nhiên, vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ bị bệnh bằng cách xây dựng chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng kết hợp với những bài tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.