Các tác nhân gây bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng L5 thường rất đơn giản. Chính vì vậy mà rất nhiều người chủ quan và thường phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn và gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

Vị trí đốt sống L4- L5

Cột sống được cấu tạo bởi rất nhiều đốt sống khác nhau. Trong đó, bao gồm: 7 đốt sống cổ (C1 đến C7), 5 đốt sống thắt lưng (L1 đến L5), 12 đốt sống lưng (từ D1- D12) và 5 đốt sống cùng (từ S1 đến S5), 1 đốt sống cụt. Bên trong cột sống sẽ có các tủy sống, động mạch thân nền và rễ dây thần kinh từ tủy ra.

Thoái hóa cột sống thắt lưng L5, nguyên nhân đơn giản- hậu quả nghiêm trọng 1

Vị trí đốt sống L4- L5 rất dễ xảy ra thoái hóa do nó phải chịu rất nhiều tổn thương, tác động từ bên ngoài cũng như đây là vị trí thực hiện chức năng vận động nhiều, nâng đỡ trọng lượng cơ thể lớn.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng L5

Thoái hóa cột sống thắt lưng L5 do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trong đó, tập trung ở một số tác nhân chính sau:

Do tính chất công việc, lao động nặng trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và thường làm quá sức. Ví dụ như: mang vác vật nặng, gồng gánh ở độ tuổi 12, 13 trong khi khung xương đang phát triển và chưa hoàn thiện, ngồi ở một tư thế quá lâu hay tập luyện thể dục thể thao không hợp lý….

Bên cạnh đó, điều kiện cuộc sống khó khăn và chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống, trong đó thoái hóa cột sống thắt lưng. Mặt khác, khi bạn bị béo phì cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này. Bởi trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép đã tạo nên những áp lực rất lớn đến cột sống.

Biểu hiện, hậu quả thoái hóa cột sống thắt lưng L5

Thoái hóa cột sống thắt lưng L5, nguyên nhân đơn giản- hậu quả nghiêm trọng 2

Thoái hóa cột sống thắt lưng L5 cũng như thoái hóa cột sống thắt lưng nói chung thường có những biểu hiện đơn giản. Do vậy nếu không để ý bệnh sẽ tiến triển nặng và xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng bệnh: đau âm ỉ với tính chất cơ học tại vùng thắt lưng (đau khi vận động, hết đau khi nghỉ ngơi), trong một số trường hợp cơn đau sẽ lan tỏa ra các bộ phận xung quanh (chi dưới và hông, mặt trước của ngoài cẳng chân, mu bàn chân và ngón chân cái…). Mức độ cơn đau sẽ có sự thay đổi. Cơn đau có thể dữ dội khi ho, hắt hơi….

Các triệu chứng của bệnh hoàn toàn có khả năng điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu. Trong trường hợp bệnh giai đoạn muộn, hậu quả của bệnh thoái hóa cột sống này là: thoái hóa cột sống thắt lưng L5 có thể gây chèn ép dây thần kinh, mức độ của các cơn đau nặng hơn và hình thành một số bệnh lý liên quan. Từ đó khả năng vận động của người bệnh giảm, cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn. Mặt khác, nếu sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh trong một thời gian dài hoặc không có những chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa  còn gây nên phản ứng phụ. Thuốc có thể gây độc đối với bộ phận thận, gan hay đường tiêu hóa….

Thoái hóa cột sống thắt lưng L5 là một trong nhiều bệnh lý thoái hóa cột sống rất nhiều người gặp phải hiện nay. Để phòng ngừa thoái hóa cột sống, bạn cần chủ động khám bệnh định kỳ cũng như xây dựng một chế độ ăn uống, vận động khoa học.