Thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân trực tiếp gây nên cơn đau nhức dai dẳng ở cột sống và nhiều bệnh lý khác. Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị giúp bạn phòng tránh cũng như ngăn chặn xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân thoái hóa đĩa đệm

Bệnh thoái hóa đĩa đệm là hiện tượng lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc sự tác động của một số tác nhân thúc đẩy quá trình lão hóa xảy ra nhanh hơn. Một số nguyên nhân thoái hóa đĩa đệm như sau:

Yếu tố tuổi tác: tuổi càng cao thì thoái hóa đĩa đệm nói riêng và thoái hóa xương khớp diễn ra càng nhanh.

Yếu tố dinh dưỡng cũng là một tác nhân gây bệnh chính. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất cần thiết cho xương khớp, đĩa đệm sẽ làm giảm chất lượng của bộ phận này. Mặt khác, nếu bạn hấp thụ quá nhiều tinh bột, chất béo sẽ khiến trọng lượng cơ thể tăng từ đó gây nên áp lực, sức ép đối với đĩa đệm.

Thoái hóa đĩa đệm lâu năm- Nguyên nhân và cách chữa bệnh 1

Yếu tố nghề nghiệp: là một tác nhân khách quan thúc đẩy sự hình thành của bệnh. Do tính chất công việc bạn phải làm việc quá lâu ở một tư thế hoặc mang vác các vật cồng kềnh, nặng gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ phận đĩa đệm.

Yếu tố di truyền: nếu bố, mẹ hoặc người trong gia đình bị căn bệnh này thì nguy cơ bạn bị bệnh là cao hơn so với người bình thường.

Cách chữa thoái hóa đĩa đệm

Dựa trên kết quả thăm khám cụ thể tình hình của bệnh bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ có cách chữa thoái hóa đĩa đệm phù hợp. Trong đó bao gồm: sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật….

Đối với nhóm thuốc điều trị thoái hóa đĩa đệm là: không có thuốc chữa quá trình thoái hóa mà chỉ có những loại thuốc kiểm soát quá trình phát triển và triệu chứng của bệnh. Người bệnh có thể lựa chọn phương pháp chữa trị bằng thuốc tây y hoặc thuốc đông y.

Thoái hóa đĩa đệm lâu năm- Nguyên nhân và cách chữa bệnh 2

Vật lý trị liệu được sử dụng tăng cường sức đề kháng, giảm đau hiệu quả. Trong đó tập trung chủ yếu vào các bài tập kéo giãn cột sống. Ưu điểm: không gây nên phản ứng, tác dụng phụ đối với các cơ quan khác trong cơ thể. Tuy nhiên, nó lại không có khả năng chữa trị bệnh khỏi dứt điểm hoàn toàn.

Phẫu thuật: là biện pháp cuối cùng và chỉ dành cho một số trường hợp bị bệnh thoái hóa đĩa đệm nhất định. Chủ yếu là: những người bị bệnh nặng và các cách chữa trị nội khoa không đem lại kết quả khả quan. Phẫu thuật thường có nhiều rủi do và chi phí tốn kém nên không được khuyến khích áp dụng.

Cũng như bệnh thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, thoái hóa đĩa đệm sẽ gây nên những hậu quả nặng nề nếu người bệnh không được điều trị sớm. Do đó, bạn cần chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng biện pháp khác nhau và thăm khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh.