Thoái hóa khớp bàn chân là hệ quả tất yếu của sự mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của bộ phận xương dưới sụn, tác động trực tiếp tới ngón chân cái khiến khớp ngón chân bị cứng hoặc cong vẹo ảnh hưởng tới khả năng vận động. Điều trị bệnh cần tuân thủ 3 bước sau:

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp bàn chân

Giống như nhiều bệnh lý thoái hóa khớp khác, trước khi lựa chọn và tiến hành bất cứ phương pháp chữa trị bệnh nào thì bước quan trọng đầu tiên là: thăm khám và chẩn đoán. Đối với bệnh thoái hóa khớp bàn chân cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Thăm khám và chẩn đoán nhằm mục đích xác định chắc chắn có phải bạn mắc bệnh hay không và bệnh đang tiến triển ở giai đoạn, mức độ nào? Đây được xem là căn cứ quan trọng để xây dựng phác đồ chữa trị phù hợp. Bởi với mỗi giai đoạn cụ thể của bệnh sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau.

Thoái hóa khớp bàn chân, 3 bước điều trị mà người bệnh cần tuân thủ 1

Tuân thủ phương pháp điều trị thoái hóa khớp bàn chân của bác sĩ

Không ít người bị thoái hóa khớp bàn chân nhưng lại tự ý chữa trị bằng cách mua thuốc ở ngoài cửa hàng hoặc áp dụng phương pháp truyền miệng. Do vậy, hệ quả là: tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn cũng như là để điều trị dứt điểm sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuân thủ phác đồ chữa bệnh của các bác sĩ chuyên khoa là cần thiết. Bởi phác đồ đó được xây dựng trên cơ sở tình hình cụ thể của bệnh. Mặt khác, bác sĩ cũng sẽ kiểm soát và đảm bảo mức độ an toàn cao nhất cho sức khỏe của bạn. Một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp bàn chân, thoái hóa khớp bàn tay, khớp đầu gối hay khớp háng như: vật lý trị liệu, bài tập phục hồi chức năng, sử dụng thuốc đặc trị và biện pháp phẫu thuật.

Thoái hóa khớp bàn chân, 3 bước điều trị mà người bệnh cần tuân thủ 2

Lưu ý chế độ ăn uống và sinh hoạt trong điều trị thoái hóa khớp bàn chân

Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh có vai trò, ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo mang lại kết quả cao nhất. Bên cạnh những biện pháp chính như đã nêu ở trên, người bệnh cũng cần lưu ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Xây dựng một chế độ thực phẩm, vận động lành mạnh cho người bị thoái hóa khớp bàn chân là điều cần thiết. Cụ thể là:

Đối với khẩu phần ăn uống, bạn nên tăng cường bổ sung loại thực phẩm có lợi cho hệ xương khớp. Ví dụ: vitamin, khoáng chất có trong rau củ quả, một số loại thịt, xương. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh sử dụng thực phẩm khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn như: các chất béo không bão hòa, đồ uống có cồn, ga.

Đối với vận động: bạn nên tập luyện bài tập phù hợp với tình trạng của bệnh. Các bài tập thực hiện sau khi có những tư vấn và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên kỹ thuật. Một số bộ môn thể thao tốt cho người thoái hóa khớp như: bơi lội, yoga, thiền hay đi bộ….

Như vậy, để điều trị thoái hóa khớp bàn chân thành công cần phải tuân thủ một quy trình với phác đồ chữa bệnh nghiêm ngặt. Trong đó sẽ không thể không có sự xuất hiện của 3 bước cơ bản ở trên.