Thoái hóa khớp gối bệnh học là bệnh thoái hóa đặc trưng bởi hiện tượng loạn dưỡng tại khớp mà biểu hiện đầu tiên ở sụn rồi lan ra bề mặt khớp, xuất hiện gai xương và cuối cùng biến dạng khớp. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như sau:

Nguyên nhân dẫn tới thoái hóa khớp gối bệnh học

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối bao gồm các yếu tố đó là: quá trình lão hóa, yếu tố cơ học và một số tác nhân khác.

Lão hóa là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thoái hóa khớp nguyên phát. Các tế bào sụn bị già đồng thời khả năng tự tổng hợp chất cần thiết cho sụn khớp bị giảm, chất lượng của sụn kém. Mặt khác tế bào sụn của người trưởng thành lại không còn khả năng tự sản sinh và tái tạo.

Thoái hóa khớp gối bệnh học- thông tin tổng quát và cập nhật 1

Tác động của cơ học là tác nhân chủ yếu dẫn tới thoái hóa khớp thứ phát. Tình trạng này thường ở ở trẻ nhỏ và khu trú tại một số vị trí nhất định. Khác với thoái hóa khớp nguyên phát, thoái hóa khớp thứ phát tiến triển nhanh và mức độ đặc biệt nghiêm trọng. Yếu tố cơ học bao gồm: tăng cân quá mức, chấn thương va đập mạnh.

Ngoài ra, bệnh còn do sự tác động của một số tác nhân khác như: nội tiết- mãn kinh, loãng xương, đái tháo đường hay di truyền- cơ địa và chuyển hóa, rối loạn- bệnh thống phong.

Triệu chứng thoái hóa khớp gối bệnh học

Triệu chứng thoái hóa khớp gối bệnh học bao gồm những dấu hiệu thể lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể như sau:

Dấu hiệu lâm sàng: đau có tính chất cơ giới tại khớp, đau âm ỉ hoặc có những cơn đau cấp. Đau không kèm theo triệu chứng sốt, nóng và đỏ. Các cơn đau khiến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế- thực hiện những động tác đơn giản thường làm gặp rất nhiều khó khăn. Một số dấu hiệu lâm sàng khác đó là: teo cơ, tràn dịch khớp và có tiếng lạo xạo trong khớp.

Thoái hóa khớp gối bệnh học- thông tin tổng quát và cập nhật 2

Dấu hiệu cận lâm sàng chủ yếu là X quang thoái hóa khớp gối với đặc điểm: đặc xương dưới sụn, hẹp khe khớp, mọc gai xương. Ngoài ra, khi tiến hành chụp cắt lớp hay chụp bơm thuốc cản quang vào đĩa đệm và ổ khớp sẽ phát hiện được thương tổn của đĩa đệm, sụn khớp.

Điều trị thoái hóa khớp gối bệnh học

Điều trị thoái hóa khớp gối bệnh học gồm phương pháp vật lý trị liệu, thuốc và ngoại khoa.

Đối với vật lý trị liệu sẽ tập trung ở những bài tập thể dục, kỹ thuật bằng tay, nước, nhiệt và các dụng cụ chỉnh hình….

Thuốc chữa trị thoái hóa khớp gối sẽ có nhóm thuốc tác dụng nhanh và thuốc tác dụng chậm. Thuốc chữa triệu chứng có công dụng nhanh là thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc bôi ngoài da, tiêm nội khớp. Thuốc điều trị triệu chứng thoái hóa khớp gối tác dụng chậm được khuyến cáo nên sử dụng sớm, kéo dài đồng thời kết hợp với nhóm thuốc có tác dụng nhanh. Một số loại thuốc tác dụng chậm như: glocosamine, acid hyaluronic dùng cùng với chondroitin sulfate….

Trường hợp bệnh nặng bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp ngoại khoa. Chủ yếu là: nội soi khớp (cắt, lọc và bào, rửa các khớp; cấy ghép tế bào sụn khớp và khoan kích thích để tạo xương), phẫu thuật thay khớp nhân tạo thường áp dụng ở bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về thoái hóa khớp bệnh học. Để hiểu rõ hơn về bệnh này, đặc biệt là cách điều trị bệnh bạn có thể liên hệ với chúng tôi.