Thoái hóa khớp háng là bệnh lý có tỉ lệ người bị bệnh ngày càng gia tăng, mức độ nghiêm trọng và diễn biến phức tạp chỉ sau thoái hóa khớp gối. Thoái hóa khớp háng và cách điều trị theo giai đoạn là phác đồ chữa bệnh chính hiện nay.

Thoái hóa khớp háng và cách điều trị bệnh ở giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, bệnh thoái hóa khớp háng có các triệu chứng điển hình là: xuất hiện cơn đau từ từ ở háng sau lan dần xuống bộ phận đùi. Khi đi lại và thời tiết có sự thay đổi cơn đau sẽ tăng lên. Cũng ở thời kỳ khởi phát của bệnh, bệnh nhân còn gặp nhiều khó khăn nếu thực hiện một số tư thế, động tác cơ bản như: ngồi xổm, ngồi cưỡi ngựa, ngồi xe đạp hay gặp đùi vào bụng và khép háng…. Cũng như thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp tay… đây là được xem là giai đoạn vàng để chữa trị dứt điểm triệu chứng do bệnh gây ra.

Thoái hóa khớp háng và cách điều trị theo từng giai đoạn 1

Sau khi xác định được tình hình cụ thể, thoái hóa khớp và cách điều trị của giai đoạn này sẽ tập trung chính ở phương pháp nội khoa kết hợp với vật lý trị liệu. Cách chữa trị nội khoa sẽ cải thiện triệu chứng đau nhức và sưng viêm của bệnh nhờ các loại thuốc kháng sinh đặc trị hoặc bài thuốc thảo dược. Trong khi đó, vật lý trị liệu lại là một biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh với mục đích chính là: cải thiện, phục hồi chức năng của khớp háng.

Thoái hóa khớp háng và cách điều trị ở giai đoạn sau

Bệnh thoái hóa khớp háng sau giai đoạn khởi phát nếu không được phát hiện, chữa trị sớm hoặc áp dụng phương pháp chữa bệnh nhưng không đem lại hiệu quả thì bệnh tiến triển ngày càng trầm trọng hơn. Giai đoạn nặng bệnh có các dấu hiệu: hiện tượng bào mòn sụn khớp dẫn tới các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau gây nên cơn đau dữ dội, mông và đùi bị teo, khe khớp bị hẹp, hình thành gai xương và nguy hiểm hơn biến dạng khớp….

Thoái hóa khớp háng và cách điều trị theo từng giai đoạn 2

Thoái hóa khớp và cách điều trị triệu chứng của bệnh giai đoạn này sẽ là: phương pháp ngoại khoa. Các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật nội soi khớp nhằm mục đích là xử lý tổn thương bị hư hại có trong khớp bằng cách cắt, lọc phần hoạt mạc viêm, hàn hay ghép sụn hoặc đục xương chỉnh phần trục khớp. Tuy nhiên, trường hợp bệnh quá nặng- phần bề mặt của khớp đã bị hủy hoại hoàn toàn, thì sẽ phải chuyển qua mổ thay khớp nhân tạo để tránh xảy ra tình trạng chung sống, chịu sự hành hạ của bệnh suốt đời.

Trên đây là một số thông tin thoái hóa khớp háng và cách điều trị theo từng giai đoạn của bệnh. Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa trong phác đồ chữa bệnh: người bệnh cũng cần lưu ý tới vấn đề vận động- vận động đúng, đủ đồng thời tăng cường dinh dưỡng thiết yếu- duy trì trọng lượng cân nặng ở mức hợp lý.