Thoái hóa khớp và cách chữa các triệu chứng của bệnh nếu không đem lại kết quả tích cực sẽ gây chèn ép dây thần kinh, khớp bị đau và sưng ngày càng nghiêm trọng dẫn tới hiện tượng biến dạng. Dưới đây là 2 phương pháp chữa trị bệnh chính hiện nay:

Thoái hóa khớp và cách chữa của y học cổ truyền

Thoái hóa khớp là gì? Trong quan niệm của y học cổ truyền, thoái hóa khớp thuộc phạm trù chứng Tích Bối thống và chứng Tý- tắc nghẽn khí huyết và đau dọc vùng sống lưng. Do vậy, phép trị chung của bệnh là: thông kinh hoạt lạc, hoạt huyết dưỡng não, bồi bổ can thận khí huyết và tán hàn, trừ thấp, khu phong. Thoái hóa khớp và cách chữa của y học cổ truyền sẽ tập trung sử dụng bài thuốc đông y kết hợp với châm cứu, xoa bóp và bấm huyệt….

Thoái hóa khớp và cách chữa các triệu chứng của bệnh hiệu quả 1

Tùy vào mức độ thoái hóa của bệnh và cơ địa từng người sẽ có những bài thuốc với thành phần liều lượng phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng thêm biện pháp giảm đau tại chỗ bằng cách chườm nóng, chườm lạnh. Ví dụ như: sử dụng ngải cứu rang nóng với muối để chườm hoặc chỉ có muối sống rang, cồn xoa bóp….

Thoái hóa khớp và cách chữa trong y học hiện đại

Khác với y học cổ truyền, thoái hóa khớp và cách chữa trong y học hiện đại chủ yếu tập trung điều trị các triệu chứng của bệnh gây ra. Y học hiện đại cho rằng: không có thuốc chữa trị quá trình thoái hóa khớp mà chỉ có những nhóm thuốc kiểm soát triệu chứng, phục hồi chức năng khớp một cách tốt nhất. Trong đó, bao gồm các phương pháp chính như sau:

Sử dụng thuốc tân dược- nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm non steroid. Ví dụ như: aspirine, voltaren, indomethacine, felden, profenid hay meloxicam…. Thuốc gây nên tác dụng phụ đối với dạ dày, hô hấp và khiến người bệnh mệt mỏi hoàn toàn không giống với đông y trị thoái hóa khớp. Chính vì vậy thuốc phải sử dụng theo chỉ dẫn bác sĩ chuyên khoa.

Thoái hóa khớp và cách chữa các triệu chứng của bệnh hiệu quả 2

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chữa trị bằng vật lý trị liệu. Một số biện pháp thường xuyên sử dụng như: bài tập thể dục, xoa bóp- kéo nắn, tập vận động thụ động, ấn huyệt, tắm nóng và dùng dụng cụ chỉnh hình….

Trong trường hợp bệnh nặng, phương pháp nội khoa không làm thuyên giảm tình hình của bệnh sẽ chuyển qua điều trị bằng ngoại khoa. Mục đích chính là: giúp khớp trở lại vị trí ban đầu, giảm đau và phục hồi thương tổn. Tùy vào vị trí thoái hóa khớp sẽ có những kỹ thuật phù hợp. Phương pháp này có rủi ro, nguy hiểm nhất định chính vì vậy nó chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định.

Như vậy, ở trên chúng tôi đã giới thiệu tới bạn thoái hóa khớp và cách chữa những triệu chứng của bệnh gây ra bằng y học cổ truyền và y học hiện đại. 2 phương pháp này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Do đó, bạn cần có sự cân nhắc chắc chắn để lựa chọn cách điều trị đem lại hiệu quả tốt nhất.