Ở bài viết này chúng tôi đề cập đến một nhóm bệnh xương khớp xảy ra ở trẻ em nhưng không phải ở độ tuổi quá nhỏ như trẻ sơ sinh hay vài tuổi như bệnh xương thủy tinh nữa mà là trẻ trong độ tuổi thiếu niên, đặc biệt là các em trai trong độ tuổi 16 hoặc ít hơn. Đặc biệt là những em hay chơi các môn thể thao đòi hỏi các cơ từ đầu đùi phải vận động lặp đi lặp lại nhiều lần. Từ đó chỗ bám gân cơ từ đầu đùi vào lồi củ trước xương chày bị chà xát nhiều gây ra tổn thương tại chỗ viêm và gây sưng đau. Nó chính là nhóm bệnh thoái hóa xương sụn ở tuổi thiếu niên. Vậy đây là những bệnh nào? Triệu chứng của nó ra sao và cách chữa như thế nào? Mời bạn theo dõi qua bài viết dưới đây:

Thoái hóa xương sụn ở tuổi thiếu niên là gì

Đây là nhóm bệnh hay gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên tuy nhiên không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Một trong những yếu tố được cho là nguyên nhân khởi phát bệnh chính là vì chấn thương bị lặp đi lặp lại, dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng vị trí trung tâm cốt hóa ở đầu xương

Thoái hóa xương sụn ở tuổi thiếu niên là gì và cách điều trị như thế nào 1

  1. Phân loại thoái hóa xương sụn ở tuổi thiếu niên

Tùy vào số lượng điểm cốt hóa cũng như số lượng xương mà có thể chia làm nhiều nhóm bệnh khác nhau:

-Nhóm có tổn thương ở xương khớp như bệnh Kohler có tổn thương ở xương nhỏ cổ chân ( hay còn gọi là xương thuyền ), bệnh Legg- Perthes- Calve có tổn thương ở chỏm xương đùi, bệnh Freiberg có tổn thương ở xương đốt bàn chân thứ hai, bệnh Panner có tổn thương ở lồi cầu khuỷu tay.

-Nhóm có tổn thương ở cột sống là bệnh Scheuermann ( bệnh gù đau thiếu niên ).

-Nhóm không có đầy đủ những đặc điểm của nhóm bệnh thoái hóa xương sụn tuổi thiếu niên ( do vị trí bệnh không đặc hiệu hoặc do không còn ở tuổi thiếu niên ) hoặc có biểu hiện tổn thương ở ngoài khớp như bệnh Osgood-Schlatter tổn thương ở lồi củ xương chày, bệnh Kienbock có tổn thương ở xương nguyệt là một xương nhỏ ở cổ tay, viêm xương sụn bóc tách (Osteochondritis dissecans), bệnh Sever có tổn thương ở xương gót.

-Một số bệnh cũng trong nhóm thường gặp như: Bệnh dẹt chỏm xương đùi ( Legg- Perthes- Calve ), bệnh thoái hóa xương sụn cột sống ( hay còn gọi là Spinal Osteochondrosis ), bệnh sưng đau lồi củ trước xương chày, bệnh thoái hóa xương sụn cột sống.

  1. Triệu chứng của bệnh thoái hóa xương sụn ở tuổi thiếu niên:

-Bệnh Legg- Perthes- Calve có triệu chứng hạn chế vận động ở vùng khớp háng, người bệnh đau nhiều, đi đứng rất khó khăn. Bệnh Kienbock có triệu chứng sưng đau ở vùng cổ tay vị trí xương nguyệt, còn bệnh Scheuermann bị biến dạng cột sống kèm theo biểu hiện đau nhiều.

-Bệnh có biểu hiện đau ít tại vị trí xương bị tổn thương, có tiến triển âm ỉ.

-Bệnh viêm xương sụn bóc tách ( Osteochonchitis Dissecans ) do sụn tự tách ra khỏi xương hoặc do một số mảnh xương rơi vào trong khớp gây ra các triệu chứng như có dấu hiệu kẹt khớp, có tiếng kêu lục khục như có chuột di chuyển trong khớp, đau hạn chế vận động khớp.

  1. Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa xương sụn ở tuổi thiếu niên

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chấn thương lặp đi lặp lại là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ, lưng như: ngồi trước máy tính quá lâu, học sinh ngồi học sai tư thế lâu ngày, lười hoạt động thể chất, xem tivi cũng trong thời gian dài. Bệnh này hay gặp ở trẻ em trong giai đoạn phát triển. Thoái hóa xương sụn gây tổn thương ở trung tâm cốt hóa, làm mất máu nuôi dưỡng tới vị trí trung tâm cốt hóa ở đầu xương của một số xương, mọc xương tân tạo, hoại tử tại chỗ dẫn đến xương phát triển không được bình thường.

  1. Cách điều trị bệnh thoái hóa xương sụn ở tuổi thiếu niên

Tiên lượng: Tùy vào vị trí tổn thương mà thay đổi

-Bệnh Legg- Perthes- Calve để lại di chứng nặng nề, gây đau nhiều, thường phải thay chỏm xương đùi

-Đa số các trường hợp mắc bệnh Freiberg hay bệnh Sever đều không gây đau, sau một thời gian là tự khỏi, xương không bị biến dạng.

Cách điều trị:

-Chụp X quang có giá trị trong việc chẩn đoán bệnh

-Điều trị bao gồm cả ngoại khoa cả nội khoa. Tuy nhiên người bệnh ít khi được chỉ định phẫu thuật thoái hóa xương sụn cột sống, Chỉ được chỉ định khi bị gù ảnh hưởng đến thẩm mỹ và đau quá nhiều không đáp ứng được điều trị bảo tồn nội khoa.

-Còn chủ yếu vẫn là điều trị nội khoa phục hồi chức năng, cho người bệnh nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau, hạn chế làm các công việc nặng. Nếu như người bệnh bị gù quá nặng thì cần cho người bệnh nghỉ ngơi thư giãn, áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng cột sống, mặc áo nẹp cột sống giữ cho lưng thẳng và nằm trên giường cứng.

-Nói chung cách điều trị còn tùy thuộc vào mức độ đau, mức độ biến dạng cột sống và hiệu quả điều trị sau mỗi giai đoạn.

-Việc điều trị nhóm bệnh thoái hóa xương sụn phải đảm bảo chế độ nghỉ ngơi hợp lý, dùng thuốc đúng cách, luyện tập các bài tập phục hồi chức năng thường xuyên cũng như kết hợp với không được cử động mạnh. Nếu như phát hiện các triệu chứng ở trên thì cha mẹ cần đưa con mình đến bệnh viện khám chữa kịp thời để tránh các biến chứng không đáng có.