Nếu như một ngày nào đó bạn tự nhiên thấy bị đau ở vùng cổ, rối loạn vận động, đau đầu, chân tay nhức mỏi….thì đừng chủ quan, có thể bạn đang phải đối diện với bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3, C4. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này nhé.

  1. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3, C4 là gì

Đốt sống cổ cụ thể chính là các xương khu vực cổ của cột sống, được ký hiệu theo số thứ tự từ 1 đến 7 ( tức là C1, C2, C3, C4, C5,C6, C7 ). Giữa 2 đốt xương C3, C4 này là một đĩa đệm, nó cũng có đầy đủ các cấu trúc thông thường như bao đĩa đệm khác. Nếu như vòng sợi bị rách thì nhân nhầy sẽ thoát ra và chèn vào các động mạch sống, các rễ thần kinh gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm C3, C4.  Đây là 2 vị trí hay bị thoát vị đĩa đệm cũng giống như C4, C5 vậy.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3, C4 là gì và nó có nguy hiểm không? 1

  1. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3, C4

    • Gây ngứa râm ran và tê cứng: Khi các dây thần kinh trong tủy sống bị đĩa đệm đè lên thì sẽ gây ra triệu chứng tê cứng và ngứa ở khu vực bị chèn ép. Người bệnh hay cảm thấy triệu chứng này ở phần lưng trên, cổ dưới và vai. Các triệu chứng này sẽ tự động biến mất nếu như dây thần kinh bị nén do đĩa đệm và dây thần kinh được phục hồi.
    • Đau cổ: Các cơn đau có thể xảy ra ở phần dưới hoặc phần trên đốt sống C4, các đĩa đệm thoái hóa giữa đốt sống C3, C4 có thể lan sang ngực và vai. Người bệnh có thể cảm thấy lạnh gáy và nóng, cũng có nhiều kiểu đau khác nhau: có thể là đau dữ dội, cũng có thể là đau âm ỉ, mức độ đau phụ thuộc vào dây thần kinh bị tác động.
    • Khó kiểm soát được các vận động: Do các dây thần kinh bị đĩa đệm chèn vào nên không còn hoạt động ổn định được như trước nữa, dẫn đến tay chân khó kiểm soát được. Đặc biệt nghiêm trọng hơn khi nhân của đĩa đệm lọt vào trong tủy sống gây ảnh hưởng đến bàng quang và ruột sẽ làm cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đi vệ sinh.
    • Đau đầu: các cơn đau có thể làm căng cơ nhức cả khu vực đầu, nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở vùng mặt sau phía dưới đầu hoặc sau gáy.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3, C4 là gì và nó có nguy hiểm không? 2

  1. Hậu quả của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3, C4:

  • Hội chứng rễ thần kinh: các dây thần kinh có vai trò truyền thông tin từ não đến mọi bộ phận trong cơ thể người. Nếu như nhân nhầy đĩa đệm cột sống C3, C4 thoát vị và chèn ép vào rễ thần kinh thì vô cùng nguy hiểm, nó sẽ làm ảnh hưởng đến mọi vận động của con người. Cụ thể là:

+Nếu rễ thần kinh C4 bị tổn thương sẽ làm cho người bệnh bị nấc, ho, khó thở. Không những vậy còn bị đau ở vùng ngực trước và đau bả vai.

+Còn nếu rễ thần kinh C3 bị tổn thương thì người bệnh sẽ bị tức ngực và khó nói chuyện được, cảm thấy vùng xương chẩm bị đau rất nhiều.

  • Hội chứng phân ly cảm giác ( hay còn gọi là hội chứng Brown – Sequard ): Tình trạng này có nghĩa là nếu như bên trái tủy cổ không bị chèn ép thì có thể không làm người bệnh bị liệt và cũng sẽ không sẽ gây đau, ngược lại nếu như thoát vị chèn ép tủy cổ phải thì người bệnh sẽ bị liệt nửa người bên phải kèm theo triệu chứng đau đớn.
  • Hội chứng cột sống cổ: Hầu hết người bệnh sẽ bị biến chứng này. Cụ thể sẽ được chia ra một vài trường hợp như sau:

+Bệnh nhân khó cử động vùng cổ, đau âm ỉ, không cẩn thận có thể sẽ bị vẹo cổ.

+Các cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện ở vùng cổ gáy sau đó mới lan sang vùng xương chẩm và làm cho người bệnh bị vẹo cổ. Các cơn đau này có thể khỏi nhanh nhưng cũng sẽ quay trở lại rất nhanh.

+Khi người bệnh dùng ngón tay dí vào các đốt sống cổ gần khu vực có dây thần kinh thì sẽ cảm thấy đau vô cùng.

  • Hội chứng chèn ép tủy cổ:

Nếu như mức độ chèn ép ở tủy cổ không quá nặng thì người bệnh sẽ gặp hơi chút khó khăn trong việc vận động, tay chân không còn được linh hoạt như trước nữa. Còn nếu như đã bị nặng lên thì sẽ càng khó kiểm soát vận động, thậm chí sẽ bị bại liệt.

  1. Những người nào có khả năng bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3, C4:

  • Những người có tính chất công việc như sau thì có thể bị thoát vị đĩa đệm C3, C4:
  • Những người làm nghề: nha sĩ, thợ cắt tóc, thợ làm móng….
  • Những người hay phải ngồi lì một chỗ ví dụ như dân văn phòng chẳng hạn…
  • Hoặc đặc biệt hơn là những người hay phải sử dụng đến cổ nhưng lại rất nguy hiểm như nghệ sĩ nhào lộn xiếc…
  1. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3, C4 như thế nào?

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3, C4 hay được áp dụng nhất hiện nay là sóng radio cao tần vì nó có hiệu quả cao. Cụ thể là nó sẽ sử dụng nhiệt độ cao của sóng radio để đưa đĩa đệm bị lệch ra ngoài thu nhỏ lại và quay về vị trí ban đầu.

Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp khác như tiêm steroid ngoài màng cứng, siêu âm, dùng lực kéo, kích thích cơ điện, dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm như aleve, ibuprofen, motrin…