Ở bài viết trước bạn đã biết về bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng đó là khái niệm tổng quát còn ở bài viết này chúng tôi sẽ nói cụ thể hơn là thoát vị đĩa đệm ở đốt sống L4, L5. Đa số người bệnh thoát vị đĩa đệm đều bị thoát vị ở vị trí này. Vậy thoát vị đĩa đệm L4, L5 là gì? Nó có những triệu chứng như thế nào và cách điều trị ra sao? Mời các bạn theo dõi qua bài viết dưới đây.

  1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 là gì

Trong khu vực cột sống thắt lưng thì các đốt sống L4, L5 là những đốt sống được đặt tại vị trí thấp nhất, đi kèm với chúng là các dây thần kinh, đĩa đệm, mô mềm và khớp giúp cho các cơ quan trong cơ thể có thể chuyển động linh hoạt dễ dàng.

Thoát vị đĩa đệm L4, L5 là gì và phải điều trị ra sao 1

  1. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm L4, L5

Nguyên nhân chủ yếu do tác động lực mạnh vào cột sống lưng vào ví dụ như chấn thương diễn ra đột ngột hoặc liên tục trong một khoảng thời gian dài dẫn đến nứt vỡ vòng xơ bọc nhân nhầy của đĩa đệm làm cho nhân nhầy thoát ra chèn vào các rễ thần kinh và tủy sống khiến người bệnh bị đau lưng và lan xuống chân.

  1. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm L4, L5:

-Đĩa đệm nằm ở giữa 2 đốt sống L4 và L5 bị thoái hóa hoặc thoát vị dẫn đến các triệu chứng như đau lưng hoặc đau chân.

-Cũng có thể đốt sống L4 sẽ trượt và đè lên các đốt sống L5, chạm vào các dây thần kinh và làm cho người bệnh đau như đau thần kinh tọa.

-Bàn chân có cảm giác tê đau, các cơn đau cũng có thể lan vào mông.

-Có một dây thần kinh từ bên trong ống sống đi xuống chân ( như dây thần kinh hông ) và đi qua đoạn đốt sống L4, L5, nó được gọi là rễ thần kinh L4. Nếu như đĩa đệm bị chèn ép hoặc protein bên trong đĩa đệm tiếp xúc với dây thần kinh bị viêm có thể gây đau các dây thần kinh

-Người bệnh mất khả năng kiểm soát ruột hoặc bàng quang

-Một trong 2 chân bị tê yếu đi

-Vùng thắt lưng và vùng đau nhiều nhất

-Ngứa râm ran hoặc tê ở một chân ( khi 2 chân cùng bị yếu thì người bệnh bắt buộc phải điều trị ngay).

  1. Cách điều trị thoát vị đĩa đệm L4, L5

Đối với 2 vị trí này thì thường điều trị như sau:

-Thuốc chống viêm không steroid ( NSAIDS)

-Vật lý trị liệu

-Tiêm ngoài màng cứng ( cortisone)

-Một số phương pháp nhiệt có tác dụng tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng cũng như giảm đau chống co cứng như: Đắp Paraphin, hồng ngoại, tắm ngâm trong suối bùn nóng, chườm ngải cứu.

Thoát vị đĩa đệm L4, L5 là gì và phải điều trị ra sao 2

-Laser để giảm đau, chống viêm, làm mềm, tái tạo lại tổ chức. Chỉ áp dụng phương pháp này nếu như người bệnh bị đau quá nhiều và sau gần 2 tháng các triệu chứng không thuyên giảm.

-Dòng xung điện có tác dụng giảm đau, kích thích thần kinh cơ, tăng cường chuyển hóa. Sóng ngắn có tác dụng chống phù nề, làm nóng ở sâu bên trong, chống viêm giảm đau, tăng cường chuyển hóa. Dòng Faradic và Gavanic làm tăng cường quá trình dẫn truyền và khư cực thần kinh đưa thuốc giảm đau vào vùng bị tổn thương.

-Siêu âm có tác dụng chống viêm, giảm đau, làm mềm tổ chức tổn thương xơ sẹo sâu bên trong, tăng cường tái tạo lại tổ chức cũng như chuyển hóa.

-Uống steroid ( ví dụ như methyprednisolone hoặc prednison).

-Có thể nằm nghỉ ngơi cho thoải mái nhưng không nên nằm quá lâu vì nó sẽ khiến người bệnh cảm thấy lười vận động

-Có thể sử dụng các bài thuốc đông y hay thuốc nam như trước đây chúng tôi đã giới thiệu để điều trị thoát vị đĩa đệm

-Sử dụng hệ thống kéo giãn kỹ thuật số ( ST101/ TM300/…) . Phương pháp này sẽ tạo ra áp lực âm trong lòng đĩa đệm để làm dịch chuyển nhân nhầy đĩa đệm dịch chuyển dần dần về vị trí cũ. Đây là phương pháp rất tốt để điều trị các bệnh thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống. Nên tăng cường các chất dinh dưỡng và chuyển hóa vào trong đĩa đệm để tái tạo tổ chức.

-Chỉ phẫu thuật ( mổ hở, mổ nội soi) để loại bỏ thoát vị đĩa đệm khi mà:

+Cơn đau kéo dài và ngày càng tăng.

+Chân tay tê yếu đến mức không vận động được

+Làm xét nghiệm kiểm tra thấy đĩa đệm bị vỡ và dùng các biện pháp điều trị bảo tồn như vật lý trị liệu hay dùng thuốc nhưng không có hiệu quả

Tuy nhiên người bệnh cũng nên hết sức lưu ý không phải người bệnh nào cũng có thể làm phẫu thuật vì còn tùy vào tình hình sức khỏe nữa ( ví dụ như bệnh nhân bị tim mạch, tiểu đường, giảm chức năng gan, thận…)

  1. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm L4, L5:

-Người bệnh có thể sử dụng thuốc giãn cơ để điều trị đau chân, đau lưng do dây thần kinh tọa gây ra.

-Cần bổ sung nhiều dưỡng chất như vitamin D3, canxi nano, MK7…

-Người bệnh không nên ngồi 1 chỗ quá lâu, nên vận động thường xuyên hơn.

-Khi các cơn đau giảm thì có thể tập các bài tập đơn giản giúp giảm áp lực lên cột sống