Tìm hiểu toàn bộ về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 các câu hỏi về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị. Tuy nhiên thực tế tùy theo tình trạng bệnh khác nhau mà cách điều trị cũng khác nhau. Tiêm ngoài màng cứng có điều trị được hay không? Bệnh không chèn vào rễ thần kinh thì phải điều trị ra sao? Mang thai trong khi bị thoát vị đĩa đệm? Bệnh chèn ép bao màng cứng thì phải làm sao? Trong khi điều trị bệnh có được dùng thuốc thần kinh synapain hay không? Chi phí mổ là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay

Câu hỏi và trả lời về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 phần 1

Câu hỏi 1: Tôi là phụ nữ, cách đây 1 năm đã mổ thoát vị đĩa đệm vị trí đốt sống L4, L5. Cho tôi hỏi liệu tôi có thể mang thai được không và nếu như sinh con thì tôi có thể sinh đẻ như thường được không hay phải sinh mổ?

Những trường hợp cụ thể liên quan đến thoát vị đĩa đệm L4, L5 ( Phần 1) 1

Trả lời:

Nếu như sau khi mổ xong bạn người bệnh có thể cử động thoải mái mà không bị đau thi sau khi phẫu thuật tốt nhất là 2 năm trở lên thì bạn có thể mang thai lại như bình thường. Còn nếu như sau khi mổ thoát vị đĩa đệm đợt trước mà người bệnh bị liệt, phải tập phục hồi chức năng thì mới có thể vận động hay đi lại được như bình thường thì không nên mang thai vội, chờ khi nào đi lại thoải mái được thì mới thụ thai. Khi mang thai thì trọng lượng cơ thể người mẹ sẽ tăng lên và cột sống cũng phải chịu sức ép rất nhiều, đặc biệt là 2 đốt sống L4, L5. Vì vậy trong thời gian mang thai bạn nên uống các loại đồ uống có chứa nhiều phốt pho ( như canxinol ) và canxi để bù lại lượng canxi cung cấp cho thai kỳ. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm soát chế độ ăn uống của mình để không bị tăng cân quá 11kg. Lúc nào gần sinh thì không được mang vác độ vật nặng hay chơi thể thao vì sẽ dễ bị sảy thai, lao động nặng cũng không được, cũng không nên ngồi một chỗ quá lâu hoặc đi lại nhiều.

Lúc lâm bồn nếu như người mẹ vẫn có thể vận động được như bình thường thì vẫn có thể đẻ thường mà không cần mổ đẻ.

Khi người bệnh thấy các dấu hiệu như vận động yếu dần, đau lưng hay tê chân thì người bệnh cần nghỉ ngơi tối đa.

Bơi vì chúng tôi không biết rõ hình thức phẫu thuật trước đây của bạn như thế nào? Tình trạng trước khi mổ cũng như bây giờ ra sao? Mổ xong bạn có phải tập luyện để phục hồi chức năng không…Vì vậy tốt nhất bạn nên đi khám cụ thể và bác sĩ để cân nhắc giải pháp mổ đẻ cho bạn.

Câu hỏi 2: Tôi bị thoát vị đĩa đệm L4, L5 và dây thần kinh bị ép lệch sang phía bên phải. Tôi đã đến bệnh viện khám và được các bác sĩ khuyên sau gần nửa năm nữa tôi mới có thể chơi thể thao kéo xà lại. Trước đây tôi có chơi cầu lông và sau đó đã nghỉ được 1 năm và bị thoát vị đĩa đệm, và kéo theo hiện tượng chân phải nhỏ hơn chân trái. Vậy cho tôi hỏi là làm thế nào để 2 chân trở lại như bình thường và tôi phải điều trị như thế nào?

Trả lời:

Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng thì cần tránh động tác cúi người nâng vật nặng nói riêng cũng như các hoạt động mạnh nói chung. Nếu như bạn không bị đau nhiều thì vẫn có thể chơi thể thao được. Nhưng trong khi chơi thì chú ý không nên xoay vặn cột sống vì sẽ có thể làm cho các cơn đau quay trở lại, lúc này thì không được chơi nữa. Bạn nên áp dụng vật lý trị liệu kéo giãn cột sống kết hợp với uống thuốc Đông y sẽ có tác dụng rất tốt.

Câu hỏi 3: Tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5, chân trái có biểu hiện tê nhức. Cách đây vài tháng tôi đã đến bệnh viện khám và mổ để lấy nhân đĩa đệm bị thoát vị. Mổ xong tôi có uống thuốc bổ cũng như thuốc giảm đau được một thời gian thì ngưng uống. Trong thời gian đó tôi có triệu chứng như đau mỏi lưng, chân tê bì, nhưng sau đó 1 thời gian lại ổn định. Và rồi thời gian gần đây gia đình tôi có việc nên tôi ngủ không được thoải mái, lại phải thường xuyên vận động nhiều. Mặc dù tôi đã hạn chế nhưng cử động không cần thiết như mang vác vật nặng hay cúi người nhưng vùng lưng vẫn bị đau nhức, chân tay tê bì và sáng ngủ dậy có cảm giác đau hơn mọi ngày. Không những vậy kinh nguyệt của tôi cũng không ổn định. Trong khoảng thời gian 2 tháng trước lúc ngưng uống thuốc thì tôi mới có lại kinh nguyệt, hay bị đau vùng bụng dưới và có ra một chút máu. Tình trạng này xảy ra khoảng 3 lần. Cho tôi hỏi giờ tôi phải làm sao? Có phải làm xét nghiệm hay uống thuốc gì không?

Những trường hợp cụ thể liên quan đến thoát vị đĩa đệm L4, L5 ( Phần 1) 2

Trả lời:

Đáng lẽ sau khi phẫu thuật xong thì bạn nên nghỉ ngơi tối đa, không nên làm việc trong 3 tháng để giúp cho các mô có thể phục hồi hoàn toàn. Nếu như bạn vẫn cố hoạt động thường xuyên thì sẽ làm cho các mô không hồi phục hoàn chỉnh, bệnh sẽ tái phát hoặc gây ra những biến chứng khó lường.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm xong mà không ảnh hưởng đến triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thì bạn cần đi khám lại phụ khoa

Câu hỏi 4: Tôi bị đau lưng, nghi ngờ có bất thường nên đến bệnh viện để khám và chụp MRI thì được các bác sĩ chẩn đoán lồi đĩa đệm L4, L5. Không làm gãy hẹp tổ liên hợp, chỉ ép nhẹ mặt trước bao màng cứng, và không chèn ép vào rễ thần kinh 2 bên. Cho tôi hỏi là tôi có thể chơi thể thao và hoạt động mạnh được không ( vì tôi sợ ảnh hưởng đến công việc của tôi )? Và tôi phải điều trị như thế nào ?

Trả lời:

Trường hợp của bạn là chưa có hiện tượng chèn ép thần kinh 2 bên thì bạn không nên chơi các môn thể thao phải hoạt động mạnh như tập tạ, cầu lông, bóng rổ, bóng dá, bóng chày…Có một môn thể thao giúp kéo giãn cột sống khá tốt đó là hít xà ( bạn có thể xem lại các bước chuẩn bị dụng cụ cũng như các bước tập mà chúng tôi đã hướng dẫn trước đây ).

Tập yoga cũng là một trong những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống hiệu quả, rất tốt cho cột sống. Nó là sự kết hợp của nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau để giúp cho cơ luôn vận động, và giúp cho các đĩa đệm cột sống phục hồi nhanh chóng. Tập yoga sẽ giúp cho lưng thêm chắc khỏe, kéo giãn cơ lưng một cách tối đa, đẩy nhanh quá trình chữa thoát vị đĩa đệm nhanh chóng. Ngoài ra thì đánh bóng bàn cũng là môn thể thao rất tốt đối với bệnh thoát vị đĩa đệm L4, L5. Nếu như chơi bóng bàn, hít xà và tập yoga thường xuyên sẽ làm cho các cơ xương khớp giảm đau vô cùng hiệu quả.

Câu hỏi và trả lời về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 phần 2

Câu hỏi 1: Tôi già rồi, năm nay đã gần 50 tuổi, bị thoát vị đĩa đệm từ lâu, đã cấy chỉ 3 lần rồi nhưng không thấy có hiệu quả mà tình hình còn tồi tệ nhiều hơn nữa. Gần đây tôi thấy một bên chân của tôi còn có dấu hiệu bị teo nữa, bên hông cũng bị đau. Tôi đã đi kéo giãn nhưng càng kéo càng đau. Cho tôi hỏi là tôi có thể tiêm ngoài màng cứng để điều trị được không? Và tôi phải tiêm ở đâu, dùng loại thuốc nào? Có điều trị dứt điểm được không?

Những trường hợp cụ thể liên quan đến thoát vị đĩa đệm L4, L5 ( Phần 2) 1

Trả lời:

Bạn nên lưu ý phương pháp tiêm ngoài màng cứng không thể chữa bệnh khỏi hoàn toàn được. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện việt đức để khám, nếu được thì tiến hành mổ nội soi vì ở đó thực hiện thủ thuật này rất chuyên nghiệp và có tỷ lệ thành công khá cao.

Câu hỏi 2: Cách đây 10 năm tôi có đi mổ thoát vị đĩa đệm L4, L5, nay được chỉ định mổ nội soi. Vậy phương pháp mổ nội soi này có tốn kém lắm không?

Trả lời:

Tùy vào mức độ bệnh của người bệnh, tình trạng thoát vị đĩa đệm một tầng hay hai tầng và phương pháp phẫu thuật mà chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng khác nhau. Đối với những người chỉ cần mổ để lấy thoát vị thì chi phí sẽ dao động trong khoảng 15-20 triệu đồng.

Nếu như người bệnh bị thoát vị kèm theo hẹp ống sống hay bị thoát vị đĩa đệm đa tầng thì ngoài việc lấy nhân thoát vị thì bác sĩ phẫu thuật phải đặt nịt cố định cột sống hay mở cung sau giải ép ống sống.

Mổ nội soi có giá khoảng 30-40 triệu đồng, các chi phí khác khoảng 12 triệu còn nẹp vít cố định cột sống cũng khoảng 30 triệu đồng.

Những chi phí mà chúng tôi liệt kê trên đây chỉ mang tính tham khảo còn thực tế thì vẫn tùy theo bệnh viện mà có các mức giá khác nhau. Tốt nhất người bệnh nên đến các bệnh viện lớn để được bác sĩ khám chữa cũng như tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của mình, từ đó báo giá chính xác chi phí phẫu thuật.

Câu hỏi 3: Tôi là nữ. Tôi bị lồi nhẹ thoát vị đĩa đệm L4, L5 nhưng nó không chèn vào rễ thần kinh. Vậy tôi phải điều trị như thế nào?

Những trường hợp cụ thể liên quan đến thoát vị đĩa đệm L4, L5 ( Phần 2) 2

Trả lời:

Hiện tại chúng tôi không rõ là bạn bị thoát vị đĩa đệm là do khuyết tật dây chằng cột sống hay là do chấn thương. Nếu nguyên nhân là do dây chằng cột sống hay không rõ lý do thì việc phục hồi sẽ rất khó khăn. Còn nếu lý do là bị chấn thương mà người bệnh chịu khó điều trị tích cực thì việc phục hồi sẽ dễ dàng hơn. Tốt nhất bạn nên sử dụng phương pháp vậy lý trị liệu kết hợp với kéo nắn cột sống.

Tôi bị lồi đĩa đệm L4, L5 bác sĩ dặn là chỉ cần tập thể dục thể thao ví dụ như bơi lội nhiều mà không cần dùng thuốc. Vậy cho tôi hỏi là tôi bơi kiểu nào sẽ không bị ảnh hưởng đến cột sống và nên bơi trong bao lâu? Và đĩa đệm của tôi đã bị lồi ra ngoài rồi thì có cách nào để nó quay về vị trí cũ không? Xin cảm ơn.

Người bệnh trong khi bơi sẽ vung 2 tay lần lượt về trước và sau ( kiểu bơi chải ). có thể áp dụng kiểu bơi chải, đây là động tác vặn người phù hợp nhất và cũng là động tác kéo giãn xương sống tốt nhất. Thời gian bơi thì tùy thuộc vào tình hình bệnh cũng như sức khỏe của người bệnh, nói chung cũng không nên bơi lâu quá.

Lồi đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị chấn thương trong thời gian dài hoặc chấn thương đột ngột dẫn đến nhân nhầy trong đĩa đệm bị xé giãn bao xơ ra. Nếu như đĩa đệm bị lồi nhẹ chưa đến mức đĩa đệm bị thoát vị thì người bệnh có thể hoạt động nhẹ nhàng kết hợp với tập vật lý trị liệu thì bao xơ bị xé giãn mới phục hồi dần lại nhưng sẽ phải mất rất nhiều thời gian.

Câu hỏi 4: Tôi bị thoát vị đĩa đệm L4, L5 đã đến bệnh viện chữa trị nhưng tình trạng đau nhức vẫn còn. Ban ngày tôi đi làm thì không sao nhưng khi về nhà ngủ thì các cơn đau nhức vẫn còn hành hạ. Liệu tôi có nên mang thai thêm lần nữa được không? Có ảnh hưởng đến bệnh của tôi không?

Trả lời:

Người đang mang thai dù không bị thêm bệnh nào cũng đã khó chịu ở vùng thắt lưng do bào thai đè vào cột sống, từ đó cũng ảnh hưởng đến cả dáng đi của người bệnh nữa…

Nói như vậy không có nghĩa là bạn không được quyền mang thai, chỉ có điều là sau khi mang thai các triệu chứng sẽ tăng lên mà thôi. Tùy vào tình trạng thoát vị đĩa đệm như có bị thiếu xương đi kèm hay không, thoát vị trước hay sau mà ảnh hưởng của thai lên cột sống cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên bạn không bị tê chân mà chỉ bị đau vào buổi tối thôi thì chứng tỏ không bị thoát vị đĩa đệm nhiều, cần kiểm tra lại tư thế lúc ngủ cũng như giường chiếu xem có gì bất ổn hay không.

Ngoài bệnh cột sống thắt lưng thì một số yếu tố như tuổi tác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi nên tốt nhất bạn nên đi khám ở khoa sản tại các bệnh viện lớn để được các bác sĩ đưa ra sự tư vấn tốt nhất

Câu hỏi và trả lời về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 phần 3

    1. Tôi bị thoát vị đĩa đệm vị trí L4, L5, đã đến bệnh viện khám và được kê thuốc uống. Tuy nhiên uống được một thời gian mà các triệu chứng vẫn không giảm. Các cơn đau ban đầu ở lưng nhưng giờ đã lan dần xuống chân. Vào ban đêm khi ngủ tôi không còn cảm giác ở chân hoặc chân bị tê nhức. Vậy tôi phải làm sao bây giờ?

Những trường hợp cụ thể liên quan đến thoát vị đĩa đệm L4, L5 ( Phần 3) 1

Trả lời:

Với trường hợp này nếu như người bệnh uống thuốc không đỡ thì bắt buộc phải tiêm ngoài màng cứng. Tuy nhiên bạn nên lưu ý chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới có thể phẫu thuật hoặc tiêm được.

  1. Tôi bị thoát vị đĩa đệm đốt L4, L5 thể sau bị lệch trái hướng xuống khoảng gần 10 mm, chèn ép bao màng cứng và rễ L5 trái và chạm nhẹ rễ L5 phải. Không những vậy còn làm hẹp ngách bên lỗ liên hợp trái. Tôi bị bệnh đã được nửa năm nay, đã áp dụng đủ các biện pháp Đông y và Tây y rồi nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Vậy tôi phải làm sao bây giờ?

Trả lời:

Qua lời bạn kể thì chứng tỏ bạn bị thoát vị đĩa đệm khá là nặng, vì vậy cần đi khám ở bác sĩ chấn thương chỉnh hình khoa cột sống hoặc bác sĩ ngoại thần kinh để được tiên lượng trước các biến chứng có thể xảy ra cũng như khám chữa cụ thể. Nếu được bạn nên tiến hành làm phẫu thuật sớm để lấy nhân đĩa đệm ra ngoài, giúp cho các rễ thần kinh không bị chèn ép.

  1. Mẹ tôi bị thoát vị đĩa đệm vị trí L3, L4 đã mổ từ lâu rồi. Tuy nhiên bây giờ lại bị đau lại, ngoài ra còn bị lồi đĩa đệm vị trí L4, L5 chèn ép vào rễ thần kinh gây đau. Vậy tôi có thể cho mẹ tôi mổ nội soi được không?

Trả lời:

Những trường hợp thoát vị thể trung tâm, thoát vị lớn quá làm chèn ép đuôi ngựa, trượt đốt sống, hẹp ống sống, mất vững cột sống, u tủy sống, u đốt sống…thì chống chỉ định phẫu thuật nội soi. Còn đối với những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm lệch bên, thể lỗ liên hợp, không mất vững cột sống, không có hẹp ống sống kèm theo thì có thể tiến hành phẫu thuật nội soi được. Tuy nhiên vì mẹ của bạn mổ cũng cách đây khá lâu, thêm nữa lại xuất hiện thêm một vị trí bị thoát vị đĩa đệm nên cần đưa mẹ đến các bệnh viện lớn như bệnh viện Việt Đức chẳng hạn để khám cũng như để quyết định xem.

    1. Cho tôi hỏi nếu như tôi mổ thoát vị đĩa đệm L4, L5 lắp đệm nhân tạo nẹp vít thì liệu tôi có bị thoát vị đĩa đệm liền kề như L3, L4 hay L5, S1 hay không? Vậy tóm lại là cố định bằng nẹp vít hay cố định bằng silicon tốt hơn?

Những trường hợp cụ thể liên quan đến thoát vị đĩa đệm L4, L5 ( Phần 3) 2

Trả lời:

Nếu như dùng phương pháp nẹp vít thì hiển nhiên những đĩa đệm kề bên cũng sẽ bị tổn thương vì nó phải vận động thêm cả đĩa đệm đã được cố định 2 đốt sống trên dưới và gánh cả trọng lượng của 2 đĩa đệm này. Nếu phải so sánh thì phương pháp cố định silicon ( DIAM ) hay thay nhân nhầy đĩa đệm vẫn tốt hơn. Tuy nhiên nếu không phải chỉ định phẫu thuật thì phương pháp tốt nhất vẫn là dùng các phương pháp điện phân, châm cứu, xoa bóp, điện xung sẽ an toàn và tốt nhất cho người bệnh.

  1. Tôi bị thoát vị đĩa đệm L4, L5, chèn vào rễ thần kinh L5, gây đau, đã áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu và đã uống thuốc do bác sĩ kê nhưng mông bên phải bị kéo lệch sang 1 bên, các cơn đau vẫn xuất hiện ở mông sau đó lan xuống chân và kèm theo bị tê chân nữa. Thuốc thì tôi được bác sĩ kê cho canxi và thuốc thần kinh synapain. Vậy những loại thuốc này có đúng không mà sao tôi thấy không có nhiều tác dụng lắm? Vậy tôi phải làm sao?

Trả lời:

Theo đúng như lời bạn nói thì bạn đang được điều trị bảo tồn bằng thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên nếu phương pháp này không hiệu quả thì phẫu thuật để giải thoát khối thoát vị chèn ép vào rễ thần kinh.

  1. Cho tôi hỏi chi phí mổ thoát vị đĩa đệm L4, L5 bây giờ là bao nhiêu?

Trả lời:

Khó mà nói giá chính xác cho bạn bây giờ được vì nó sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật mổ và tình trạng thoát vị đĩa đệm nữa. Tuy nhiên chi phí được chúng tôi ước tính sẽ rơi vào khoảng 30-50 triệu.

  1. Cách đây nửa tháng tôi có đưa bố đi khám và mổ thoát vị đĩa đệm L4, L5. Sau khi phẫu thuật xong thì khu vực lưng bị đau tuy nhiên chân thì có thể đi lại. Giờ tôi không biết mình phải làm sao nữa?

Trả lời:

Sau khi mổ xong mà bố bạn bị đau nhức lưng là do các mạch máu, các cơ và rễ thần kinh tại chỗ mổ bị chấn thương. Bạn không nên lo lắng quá vì đây là chuyện hết sức bình thường ở các bệnh nhân sau mổ, chỉ một thời gian sau là các triệu chứng như vậy sẽ tự động biến mất. Nếu như 2 chân hoạt động bình thường và vết mổ khô thì bạn có thể yên tâm. Sau khi mổ thì các nhân viên y tế sẽ thay băng thường xuyên cho bố bạn.

Trên đây là 3 phần gồm tổng hợp các câu hỏi quan trọng nhất về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 vui lòng gửi bình luận hoặc liên hệ để giải đáp các thắc mắc của bạn nhé.

One Comment
  1. Trình đức chiêu 11 Tháng Tám, 2017 at 2:08 chiều Reply

    Tôi năm nay mới 20 tuổi nhưng sau một thời gian ở trong quân đội tôi có hiện tương đau lưng và tê mặt bên ngoài chân phải , tôi có đi bệnh viện chụp MRI thì kết quả là thoát vị đĩa đệm l4, l5 . L5s1 và thoái hoá nhẹ. Xin hỏi với trường hợp này tôi có thể vận động ví dụ như học võ hay không?