Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5-S1 là bệnh lý khá phổ biến trong rất nhiều bệnh về xương khớp xảy ra ở cột sống thắt lưng. Muốn biết bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5-S1 là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Cách điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5-S1.

Thoát vị đĩa đệm L5-S1- đốt thắt lưng 5 và xương cùng thứ nhất. Đây chính là tình trạng nhân nhầy nằm ở trung tâm của đĩa đệm cột sống bị đẩy ra ngoài. Người bị thoát vị đĩa đệm tại vị trí này thường bị đau đớn, khó chịu, rất khó khăn trong vận động, đi lại vì đây là đoạn bản lề của cột sống thắt lưng. Nơi đây luôn chịu sức ép mạnh của tải trọng trên phần cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5-S1 là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5-S1 (đoạn xương thấp nhất hay còn gọi là đoạn cuối cùng của cột sống) là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm cột sống bị thoát ra ngoài. Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5-S1 gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu trong việc vận động vì đây là đoạn bản lề của cột sống, nơi chịu sức ép phần phía trên cơ thể và sự chuyển động của cột sống về nhiều phía.

Nguyên nhân Thoát vị đĩa đệm L5-S1

Nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm L5-S1 là do các chấn thương, va đập do bị tai nạn giao thông và tai nạn lao động.

Bệnh cũng thường gặp với những đối tượng là người làm việc vất vả, mang vác nặng. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng xuất hiện trong trường hợp bị thoát vị đĩa đệm L5-S1. Ngoài ra thì bệnh còn liên quan đến các bệnh lý liên quan đến cột sống bẩm sinh như: bị gai cột sống; bị gù; vẹo; thoái hóa cột sống…

Thoát vị đĩa đệm L5-S1 - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 1

Đặc biệt, những người hút thuốc lá đều có nguy cơ cao bị thoáy vị đĩa đệm L5-S1 vì chính các thành phần trong thuốc có thể làm hư tổn, ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống ở lưng.

  • Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thoát vị đĩa đệm L5-S1 là do các chấn thương, va đập trong khi lao động hay do tai nạn giao thông.
  • Yếu tố di truyền cũng có thể xuất hiện, nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị mắc thoát vị đĩa đệm hay các bệnh lý về cột sống thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao sẽ mắc thoát vị đĩa đệm L5-S1 vì các thành phần trong thuốc lá có thể làm hư tổn vùng đĩa đệm cột sống ở lưng.

Triệu chứng Thoát vị đĩa đệm L5-S1

Các triệu chứng của bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm L5-S1 gồm: các cơn đau buốt từng cơn, đột ngột tại vùng thắt lưng. Các cơn đau có thể lan xuống mông, mặt trước và mặt sau của đùi. Thậm chí người bệnh còn bị tổn thương kích thích rễ thần kinh.

Người bệnh sẽ có cảm giác đau tăng lên khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi, có thể có cảm giác bị tê bì. Khi bệnh đã tiến tới giai đoạn nặng thì người bệnh có dấu hiệu đại tiện đột ngột và không kiểm soát được, nếu để lâu dần sẽ khiến cơ bị teo và dẫn tới tàn phế.

  • Triệu chứng dễ thấy nhất khi bị thoát vị đĩa đệm L5-S1 đó là người bệnh sẽ phải chịu đựng các cơn đau âm ỉ hay dữ dội tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, nhìn chung bệnh nhân sẽ luôn trong tình trạng đau nhức, khó chịu gây ra tâm lý chán nản, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.
  • Cơn đau có thể lan xuống mông, mặt trước và mặt sau đùi. Bệnh nhân bị tổn thương rễ thần kinh.
  • Khi bệnh trở nặng khả năng điều khiển bàng quang, ruột, vấn đề đi đại tiện không kiểm soát được, lâu dần có thể bị teo cơ, dẫn đến tàn phế.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5-S1 như thế nào?

Khi có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm L5-S1, người bệnh nên đến ngay các cơ quan, bệnh viện, phòng khám chuyên khoa về xương, khớp để có thể thăm khám và điều trị nhanh chóng, kịp thời. Tùy tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp.

  • Khi mới chớm thấy có triệu chứng bị thoát vị đĩa đệm L5-S1, người bệnh nên đến bệnh viện có phòng khám chuyên khoa xương khớp để khám và điều trị kịp thời. Tùy tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp.
  • Điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 gồm những biện pháp như: dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật.
  • Trong thời kỳ điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1, người bệnh nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đều đặn để hỗ trợ cho việc phục hồi chức năng vận động, giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.

Thông tin thêm về thoát vị đĩa đệm (lồi phồng đĩa đệm) L4 – L5 – S1

Bệnh phồng lồi đĩa đệm là một căn bệnh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, khi không được điều trị kịp thời, cùng với đó là quá trình lão hóa của cơ thể và các hoạt động khác như mang vác vật nặng, bị chấn thương… thì bệnh sẽ biến chuyển thành thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thắt lưng tại các vị trí L4-L5; L5-S1.

Đĩa đệm có cấu tạo bao gồm các phần như: nhân nhầy, vòng sụn, vòng sợi sụn. Vị trí của đĩa đệm bình thường nằm ở giữa hai đốt sống trên và dưới bởi các dây chằng nối giữa hai đốt sống. Đĩa đệm có tác dụng giảm sóc, giảm tổn thương nhờ tình chất đàn hồi, hỗ trợ giúp duy trì vận động giúp co thể hoạt động bình thường, dẻo dai.

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm (lồi phồng đĩa đệm) L4 – L5 – S1

Bệnh phồng lồi đĩa đệm chính là giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm. Trong giai đoạn này, đãi đệm bị lồi ra phía sau và vòng sợi bị suy yếu, nhân nhày trong giai đoạn này vẫn còn nằm trong bao xơ. Nguyên nhân của bệnh có thể kể tới như: tuổi tác; bị chấn thương; do tư thế sai khi làm việc, học tập;… Bệnh nếu không được phát hiện, điều trị sớm thì sẽ gây ra các biến chứng như lệch đĩa đệm và gây cảm giác đau nhức dữ dội cho người bệnh. Các biến chứng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của người bệnh. Bởi vậy, người bệnh khi có dấu hiệu thì nên đến khám bệnh sớm để có thể điều trị bệnh, tránh tác động xấu do bệnh gây ra.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh

Đế phát hiện nhanh bệnh phồng lồi đĩa đệm cột sống L4 – L5 – S1 sẽ chủ yếu dựa vòa các dấu hiệu như:

+ Bị đau, tê bì chân tay thường xuyên

+ Bị đau, mỏi lưng

+ Các cơn đau tăng dần lêm mỗi ngày và thường có cảm giác bị đau nhói xuống khu vực chân.

+ Bệnh gây thoát vị đĩa đệm khi có các triệu chứng như: bị giảm vận động, đau mỏi lưng, bị tê cơ… Trường hợp nặng hơn có thể gây liệt và ảnh hưởng tới sinh hoạt của người mắc phải.

+ Vị trí của cơn đau: khi bị lồi phồng đĩa đệm tại đốt sống L4 -L5 -S1 sẽ xuất hiện các cơn đau tại chỗ ngay tại vị trí đốt sống có đĩa đệm bị lồi.

Để có thể chẩn đoán được chính xác tình trạng của bệnh thì các bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện đã có các thiết bị, công nghệ hỗ trợ, cùng với đó là kinh nghiệm để giúp xác định các cơn đau và từ đó tìm được cách điều trị bệnh thích hợp nhất.

Có một số phương pháp để điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 như: dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật.

Bài thể dục cần tránh khi bị thoát vị đĩa đệm L5- S1

Bị thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn đầu khoảng từ 2 – 3 tuần thì người bệnh có thể thực hiện các bài tập thể dục với động tác nhẹ nhàng như: đi bộ, vật lý trị liệu nhẹ nhàng theo sự hướng dẫn của các bác sĩ trị liệu. Tuy nhiên, có nhiều người đã tập sai cách và sai tư thế, vận động quá mức nên sẽ khiến tình trạng của bệnh bị  nặng hơn.

Với các bài tập không phù hợp sẽ khiến cho cơ bắp gánh thêm nhiều áp lực và khiến cho tình trạng của cột sống bị trầm trọng hơn vì quá tải. Trong trường hợp này, đĩa đệm sẽ hoạt động vất vả hơn để có thể thực hiện được đúng chức năng của mình. Từ đó bệnh thoát vị đĩa đệm L5- S1 sẽ bị kéo dài laia hơn, khó lành lặn hơn nhưng tỏng khi đó áp lực lên đĩa đệm sẽ vẫn còn rất nhiều.

Một số động tác cần tránh khi bị thoát vị đĩa đệm L5- S1

+ Cúi người nâng vật nặng: Khi cúi người để nâng vật nặng nhưng bạn đang bị thoát vị đĩa đệm L5- S1 thì thường không uốn cong phần lưng dưới của mình. Động tác này khiến cho các đĩa đệm ở lưng dưới chịu tải trọng lớn một cách đột ngột. Khi ta nâng vật nặng lên cao quá vai sẽ khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm ngay lập tức.

Bài thể dục cần tránh khi bị thoát vị đĩa đệm L5- S1 1

+ Chạy: Khi chạy sẽ gây thêm áp lực cho khớp và cột sống. Đĩa đệm sẽ hấp thu những lực này và làm thoát vị thêm nặng hơn. Đặc biệt là đối với bệnh thoát vị đĩa đệm L5- S1 do thắt lưng phải chịu tải trọng của cả cơ thể.

Mỗi bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có những kiểu thoát vị khác nhau. Chính bởi vậy cơ thể sẽ có những phản ứng khác nhau khi chạy. Tốt nhất người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có bài tập phù hợp hơn với thể trạng của mỗi người.

Một số bài tập thể dục tốt cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm

+ Nằm sấp, để khuỷu tay ở dưới vai và phần cẳng tay được đặt lên trên mặt sàn, duỗi bàn chân sao cho hai mũi chân chạm được tới mặt sàn.

+ Khi mông và chân áp trên sàn, thông qua trụ và khuỷu tay tiến hành nâng phần thân trên và uốn lưng cho tới khi cẳng tay vuông góc với mặt sàn. Trong khi tập, giữ mắt nhìn thẳng phía trước mà không nên ngửa lên trần nhà.

+ Động tác: Tiếp tục duy trì tư thế và thở sâu thông qua khoang bụng trong thời gian khoảng 1 phút. Nên đảm bảo các cơ lưng dưới được thư giãn tốt nhất.

Tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 – L5

Đốt cột sống thắt lưng L4 –L5 là hai đốt sống có vị trí thấp nhất trong cột sống thẳng lưng. Hai đốt sống này giữ vai trò quan trọng trong cột sống vì nó giúp cho cột sống được hoạt động uyển chuyển hơn. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 – L5 sẽ gây đau và hạn chế vận động, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày nên người bệnh cần phải điều trị ngay khi phát hiện bệnh.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 – L5

Theo các nghiên cứu và con số thống kê thì có khoảng 90% đĩa đệm bị thoát vị ở đoạn L4-L5; L5-S1 đem lại cảm giác đau nhức và lan xuống các dây thần kinh hông. Bệnh thoát vị đĩa đệm L4 – L5 sẽ gây ra áp lực lên dây thần kinh nên vị trí này rất dễ xảy ra thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng đầu tiên mà bạn sẽ cảm nhận được khi bị thoát vị tại thắt lưng số L4 – L5 đó chính là đau ở phần thắt lưng, gần với đỉnh của xương chậu. Cơn đau này sẽ tăng lên khi có lực tác động vào các cơ bắp bên cạnh của cột sống. Vị trí các dây thần kinh bị đè nắn sẽ có hiện tượng đột nhiên tăng lên khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 – L5 1

Triệu chứng đau sẽ tăng lên khi người bệnh thực hiện các hoạt động thường ngày như: cúi xuống, ngồi trong thời gian dài. Biểu hiện đau có thể lan tỏa xuống chân cùng bên với dây thần kinh bị chèn ép ở khu vực thần kinh L5. Cũng có trường hợp bạn bị đau ở cả hai chân nếu đĩa đệm đã đến giai đoạn chèn lên dây thần kinh ở hai bên cột sống. Người bệnh cần lưu ý vì trên đây đều là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh thần kinh tọa. Việc điều trị kịp thời là rất cần thiết giúp bệnh khỏi nhanh.

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 – L5

Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ tùy từng trường hợp mà xác định các phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm phù hợp nhất. Khi bệnh ở giai đoạn đầu thì các triệu chứng ít xuất hiện hoặc các cơn đau không dai dẳng, không bị đau gấp thì nên dùng phương pháp điều trị bảo tồn.

Quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm được đánh giá là khá phưc tạp vì còn tùy theo từng cơn đau của bệnh nhân và những triệu chứng đi kèm. Chính bởi vậy mà một phương pháp điều trị giảm đau này sẽ khó có thể dùng cho bệnh nhân khác. Bởi thế, việc điều trị cần nhận sự tư vấn của các chuyên gia về xương khớp, được chỉ định và áp dụng giúp cho  việc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng L4 – L5 được hiệu quả hơn.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm không cần dùng thuốc, an toàn, hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là do bị thoái hóa cột sống gây ra. Để điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần phải phối hợp nhiều giải pháp như nghỉ ngơi, thực hiện vật lý trị liệu xoa bóp,hay tắm suối khoáng… . Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các cách điều trị thoát vị đĩa đệm không cần dùng thuốc đạt hiệu quả điều trị tốt và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng chế độ sinh hoạt hợp lý:

Mỗi ngày, một chế độ rèn luyện thể thao đều đặn với các bài tập tốt cho sự dẻo dai, hoạt động của xương khớp, các bài tập nhẹ nhàng không tốn sức cùng với một chế độ dinh dưỡng trong ăn uống cân bằng và một chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý nhất là những thói quen trong chế độ sinh hoạt cho hiệu quả quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tốt nhất. Nhất là với trường hợp phát hiện bệnh sớm, người bệnh ở giai đoạn nhẹ thì chỉ cần thay đổi thói quen trong cuộc sống theo hướng tích cực sẽ giúp đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp vật lý trị liệu:

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm không cần dùng thuốc, an toàn, hiệu quả 1

Với các bài tập vật lý trị liệu kết hợp với chườm nóng, châm cứu hoặc chiếu laser,…sẽ giúp giảm đau trực tiếp đồng thời giúp cho các đĩa đệm dần phục hồi chức năng, ngăn chặn quá trình thoát vị.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc đông y:

Đông y luôn là những bài thuốc tuyệt hảo trong y học khi mang lại những lợi ích rất cao trong chữa bệnh và đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, trong Đông y đã nghiên cứu và bào chế ra nhiều phương thức cổ truyền với công dụng giúp giảm đau, chống viêm đồng thời giúp hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm lâu dài, và hơn nữa không gây tác dụng phụ, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh trong cả quá trình điều trị, dù duy trì việc chữa trị lâu dài do vậy đây là một trong những phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm được rất nhiều người tìm kiếm.

Ngoài ra, người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống có thể điều trị hiệu quả khi kết hợp với các cách xoa bóp nhẹ nhàng, bấm huyệt để tăng sức khỏe cho cột sống, làm giảm quá trình thoát vị đĩa đệm từ đó ngăn chặn bệnh nặng hơn.

Điều trị thoát vị đĩa đệm là vấn đề chung của xã hội hiện nay, và với những phương pháp điều trị không dùng thuốc luôn được quan tâm và sử dụng ưu tiên phổ biến bởi vừa đảm bảo cho hiệu quả điều trị lâu dài, an toàn sức khỏe và chi phí bớt tốn kém hơn rất nhiều.

Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì chữa bệnh nhanh và hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì để chữa bệnh hiệu quả trong thời gian ngắn. Nếu bạn bị bệnh hành hạ mà chưa biết phải làm sao, tham khảo ngay bài viết sau đây:

Bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp khi bước sang độ tuổi từ 30 trở lên, ở người làm việc nặng nhọc, làm việc văn phòng và người có những thói quen sai tư thế trong hoạt động. Bệnh thường gây đau đĩa đệm và nhiều tổn thương cho cột sống bởi vậy câu hỏi thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì hiệu quả tốt nhất luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống hiện nay không còn quá xa lạ trong xã hội hiện đại này và bệnh thường gặp nhất ở hai vị trí là cột sống cổ với các biểu hiện đau vùng cổ, vùng vai, gáy, bắp tay, bàn tay, ngón tay và vị trí cột sống thắt lưng với triệu chứng thường gặp như đau đốt sống lưng, đau vùng hông, lan rộng xuống cả vùng bắp chân, bàn chân và ngón chân.

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra rất nhiều tổn thương cho hệ thống xương khớp, cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy điều trị sớm bệnh là lời khuyên mà các chuyên gia y tế khuyến cáo để phòng tránh nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.

Thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì cho hiệu quả tốt nhất? 1

Vậy thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì?

Hiện nay, thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cột sống là các loại thuốc giảm đau, chống viêm dành cho những người bệnh ở giai đoạn nhẹ, ít bị đau hoặc cơn đau rất nhẹ, vẫn có thể tham gia các hoạt động, cử động bình thường.

Trường hợp nếu bệnh phát triển với các triệu chứng đau ở các đĩa đệm cột sống thường xuyên và lan rộng thì thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả được đánh giá cao hiện nay là sử dụng thuốc đông y. Các bài thuốc đông y với hướng điều trị giảm đau, chống viêm và bồi bổ sức khỏe, các chất dinh dưỡng cho xương khowpps từ đó sẽ giúp các đĩa đệm được phục hồi và giúp khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả.

Theo nghiên cứu, và đánh giá, các bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm bởi lương y uy tín và chuyên nghiệp đều cho kết quả rất tốt ở mọi người bệnh. Tuy nhiên, để có thể chắc chắn thoát vị đĩa đệ nên uống thuốc gì thì cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh đồng thời phải biết được mức độ tình trạng bệnh và sức khỏe người bệnh do vậy nên đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác tình hình bệnh từ đó sẽ được tư vấn hướng dẫn cụ thể phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm phù hợp nhất, cho hiệu quả cao nhất, mau chóng phục hồi sức khỏe và hệ thống đĩa đệm, cột sống tốt nhất.

Thoát vị đĩa đệm là một loại bệnh thường gặp ở những người lao động với cường độ cao, nặng nhọc, người làm việc ở văn phòng trong độ tuổi từ 25 – 65 tuổi. Bệnh có căn nguyên từ những tổn thương đối với vùng xương khớp, hoặc cũng do hệ xương khớp bị suy yếu theo tuổi tác. Các tổn thương này gây ra các triệu chứng như: đau đớn, nhức mỏi cho người bệnh. Chính bởi vậy nên người bệnh thường tìm cách để giảm bớt cơn đau như: xoa bóp, chườm… Khi cơn đau bị hành hạ kéo dài thì nhiều người phải tìm đến các loại thuốc giảm đau, châm cứu, nếu nặng hơn thì phải phẫu thuật để chấm dứt bệnh thoát vị đĩa đệm.

Cơn đau của bệnh thoát vị đĩa đệm mang lại cho người bệnh thường xuyên, dai dẳng, ảnh hưởng tới quá trình vận động và sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Có rất nhiều cách để mọi người áp dụng hạn chế những cơn đau như: chườm nóng; chườm mát;… Bên cạnh đó, phương pháp dùng thuốc giảm cũng được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, ngoài thuốc giảm đau ra thì bệnh thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì và dùng trong bao lâu. Đó chính là những thắc mắc, lo lắng của nhiều bệnh nhân.

Để xác định được thoát vị đĩa đệm cần uống thuốc gì và phương pháp điều trị nào là tốt nhất thì nên tìm hiểu nguyên nhân chính gây bệnh. Từ đó bổ sung các loại thuốc bổ xương, chăm sóc hệ vận động. Tăng cường các loại vitamin như: Canxi nano; MK7; vitamin D3. Đây được coi là bộ ba dưỡng chất không thể tách rời nhau có tác động chăm sóc sức khỏe của hệ xương khớp tốt nhất.

Nên uống thuốc gì để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm? 1
Ngoài việc chỉ bổ sung canxi, các loại thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm thì cần phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như Vitemin D3 để dẫn canxi vào đến máu, bên cạnh đó không thể thiếu MK7- một loại vitamin K2 trong tự nhiên có thể tìm thấy trong đậu tương lên men, vi chất này giúp cho canxi đến được đúng đích là xương, nhờ đó đẩy lùi các bệnh xương khớp với các tổn thương hệ vận động giúp giảm nahnh chóng các nguy cơ mắc các bệnh thoát vị đĩa đệm.

Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thì người bệnh nên chú ý tới những dưỡng chất giúp cho xương khớp dẻo dai; vững chắc giúp giảm quá trình thoái hóa xương do sinh lý hoặc do chấn thương để lại. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của thầy thuốc đã đưa ra để cho hiệu quả điều trị cao nhất.

Sử dụng thuốc Tây y để điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì chữa bệnh nhanh và hiệu quả 1

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy ở bên trong bị thoát ra bên ngoài

Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì? Thuốc Tây y là phương pháp đều tiên được sử dụng trọng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh không gặp nhiều khó khăn, Trong đó, có 3 loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau và kháng viêm ở mức độ đơn giản:

Trong đó, bao gồm các loại thuốc paracetamol, nhóm thuốc giảm đau chống viêm không có steroid (meloxicam, iclofenac…). Thuốc có thể sử dụng bằng cách uống hoặc bôi trực tiếp. Cũng cần phải lưu ý rằng: thuốc có những phản ứng, tác dụng phụ ảnh hưởng tới bộ phận như gan, thận và dạ dày… nên dùng thuốc phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Thuốc giãn cơ:

Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì chữa bệnh nhanh và hiệu quả 2
Thuốc Tây y được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Những loại thuốc giãn cơ trong điều trị thoát vị đĩa đệm gồm có: myonal và mydocal. Đây là 2 loại thuốc chính dùng trong những bệnh nhân có triệu chứng cơ cạnh cột sống bị cơ cứng. Với một số trường hợp cơn đau nhiều, các biện pháp trên không làm giảm tình trạng, biến chuyển của bệnh kèm theo dấu hiệu tủy bị phù sẽ sử dụng thểm methylprednisolon theo chỉ định và theo dõi cụ thể, chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

  • Thuốc bổ thần kinh và một số loại thuốc khác.

Một số loại thuốc bổ thần kinh cũng được tăng cường sử dụng. Ví dụ như: Vitamin B1, B6 và B12. Thuốc giảm đau thần kinh: neurontin.

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm trong Đông y

Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì chữa bệnh nhanh và hiệu quả 3
Chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y cũng là một trong những phương pháp điều trị được nhiều người bệnh lựa chọn. Những bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm trong Đông y với thành phần chính là cây thuốc thảo dược nên luôn có mức độ an toàn cao sức khỏe người bệnh. Vậy, trong Đông y thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì? Dựa trên những triệu chứng cụ thể của từng thể bệnh sẽ có các bài thuốc khác nhau:

  • Thể hàn thấp:

Thể hàn thấp có triệu chứng đặc trưng: vùng lưng đau, có cảm giác nặng, tay chân lạnh và thường bủn rủn. Khi chườm nóng thì cơn đau sẽ giảm, người bệnh thường tiểu nhiều. Do vậy, bài thuốc Đông y tập trung tán hàn, chỉ thống, trừ thấp và ôn kinh. Thành phần của bài thuốc: thương truật, tục đoạn, phục linh, nhũ hương, khương hoạt, xích thược, phòng phong, bạch truật.

  • Thể phong thấp:

Thể phong thấp sẽ có các dấu hiệu điển hình: đau và nặng toàn bộ vùng lưng, sau lan dần xuống ngón chân, không có cảm giác. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi bệnh nhân thường sợ lạnh, gió, lưỡi có màu trắng nhạt. Vì thế, khi điều trị sẽ tập trung hóa thấp, khu phong và thông kinh hoạt lạc. Bài thuốc sử dụng có các thành phần sau; uy linh, thương truật, hải phong, bạch truật, nhũ hương, xích thược, một dược….

  • Thể thấp nhiệt:

Triệu chứng điển hình của thể thấp nhiệt: bộ phận thắt lưng đau với cảm giác nặng, sưng, nóng và khó có thể thực hiện động tác cúi phía trước hay ngả phía sau, tiểu ít  và buốt nhưng nước tiểu thường vàng đậm kèm theo dấu hiệu táo bón. Vì vậy, bài thuốc hướng tới thanh nhiệt, chỉ thống và hóa thấp. Các vị thuốc chính được dùng trong bài thuốc Đông y của thể bệnh này là: liên kiều, mộc thông, thục địa, chi tử, câu kỷ, bạch truật, tục đoạn, xích thược, một dược….

  • Thể thận hư:

Thể thận hư của bệnh thoát vị đĩa đệm có dấu hiệu: đau ê ẩm thắt lưng, bước đi không vững, chân muốn khụy khi phải đứng lâu, người bệnh sốt về chiều, ra mồ hôi trộn, lưỡi đỏ và khô họng. Khi điều trị các triệu chứng bệnh sẽ sử dụng bài thuốc nhằm giáng hỏa, tư âm, bổ thận và thông kinh hoạt lạc. Bài thuốc gồm có các vị: mẫu lệ, thạch quyết, hoàng bá, nhũ hương, hoàng bá, tần giao, bạch truật, khương hoạt và phục linh.

Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì chữa bệnh nhanh và hiệu quả 4
Bạch truật, vị thuốc quan trọng trong bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm

  • Thể thận dương hư:

Thể thận dương hư của thoát vị đĩa đệm thường biểu hiện thông qua các triệu chứng: lưng đau và tê, không có cảm giác, chân tay thường lạnh, da mặt bị xám xanh, hơi thở ngắn, lưỡi nhạt, nước tiểu thường trong…. Để điều trị các triệu chứng của bệnh cần sử dụng bài thuốc bổ thận, ôn kinh, tráng dương và tán hàn. Những vị thuốc chính như: bạch truật, đương quy, hoàng kỳ, sài hồ, nhũ hương, thăng ma, đương quy, bạch truật, tần giao và phục linh….

Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì? Trên đây là một số loại thuốc dùng trong chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống hiệu quả. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng đó là: thuốc chỉ được dùng theo những chỉ dẫn cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa nhằm hạn chế mức độ nguy hiểm và có được kết quả chữa bệnh tốt hơn.