Ở những bài viết lần trước chúng tôi có giới thiệu các bệnh về cột sống hay gặp ở trẻ em và người cao tuổi thì ở bài viết này chúng tôi sẽ chỉ bạn những bệnh về cột sống mà người trưởng thành hay gặp phải, đặc biệt là dân văn phòng hay những người phải thường xuyên lao động nặng như công nhân, thợ xây dựng...Trong các căn bệnh mà chúng tôi giới thiệu lần này, bạn có thể gặp lại các bệnh về cột sống quen thuộc như: thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…

1. Thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là thành phần nằm giữa khe các đốt sống giúp cho đốt sống có thể uốn nắn dễ dàng cũng như giảm xóc khi vận động. Trong quá trình lao động hàng ngày có thể do người ngồi làm việc không đúng, sai tư thế dẫn đến cột sống bị thoái hóa, từ đó xương dưới sụn và sụn tại đốt sống bị tổn thương sẽ làm cho các đĩa đệm bị mòn, rách, tạo thành khối thoát vị chèn ép lên tủy sống và các rễ thần kinh gây đau nhức. Nếu như các cơn đau mà lan xuống vùng đùi, mông thì có thể gây teo cơ và liệt tay, chân.

2. Thoái hóa cột sống

Những người trưởng thành từ 30-40 tuổi cũng là giai đoạn thường có sự nghiệp vững vàng, hay phải làm việc nhiều hoặc có chế độ ăn uống không hợp lý vì bận rộn với công việc…Từ đó tạo tiền đề cho quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Lúc này người bệnh sẽ làm việc không hiệu quả, cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cá nhân cũng như cuộc sống. Các cơn đau có thể xuất hiện ở vùng gáy, cổ hay thắt lưng tùy thuộc vào vị trí cột sống bị thoái hóa. Ban đầu những cơn đau xuất hiện với tần suất ít, nhưng về sau sẽ nhiều hơn, mức độ nhói buốt cũng nặng hơn, cơn đau sẽ lan sang những khu vực khác như cẳng chân, bàn chân, vai, đùi, thần kinh tọa, hông…thậm chí để lại các biến chứng như: cột sống bị cong vẹo, dáng đi không bình thường, lưng còng…

3. Thoái hóa đĩa đệm

Trải qua thời gian dài học tập và làm việc thì sụn đĩa đệm nhanh chóng bị mất tính linh hoạt, đàn hồi cũng như giảm khả năng chịu lực, đó là do cột sống phải chịu quá nhiều áp lực trong thời gian dài. Lúc này cột sống sẽ không còn vận động linh hoạt được nữa mà sẽ trở nên cứng, người bệnh cũng sẽ bị hạn chế vận động rất nhiều. Lúc đầu chỉ có vùng đĩa đệm bị thoái hóa mới gây ra các cơn đau nhưng sau này nó sẽ lan sang các phần khác như đùi, mông, bàn chân và có thể làm cho người bệnh bị tàn phế.

Thông tin các bệnh về cột sống mà người trưởng thành hay mắc phải 1

4. Gai cột sống

Gai cột sống cũng là một trong các bệnh về cột sống mà dân văn phòng và những người làm việc nặng cũng hay gặp phải. Xương dưới sụn, sụn khớp cũng bị biến dạng, thành các vùng xương rỗng, đặc đan xen lẫn nhau. Lúc này những chỗ xương rỗng đó sẽ hình thành thêm gai xương do phải lấy canxi ở chỗ khác bù đắp vào, khiến người bệnh vô cùng đau đớn ở vùng cổ, vai và thắt lưng khi đi lại do các gai xương chèn ép vào xương đốt sống hoặc các dây thần kinh, các cơn đau này có thể giảm khi người bệnh ngưng vận động. Các cơn đau này có thể lan xuống chân.

5. Chấn thương cột sống

Trong quá trình học tập, làm việc có thể người bệnh bị tai nạn hoặc bị tác động lực mạnh lên cột sống dẫn đến các đốt sống bị xẹp lún, cột sống bị gãy, các dây chằng bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến chứng đau lưng

6. Vẹo cột sống

Nó là tình trạng xương sống không được thẳng như lúc đầu mà sẽ bị cong vẹo đi hoặc biến dạng, dẫn đến hai vai 1 bên cao 1 bên thấp. Không những vậy người bệnh còn cảm thấy khó thở và đau lưng do xương lồng ngực hay xương sườn bị nhô lên về phía trước. Khi cúi người về phía trước thì các đường cong này cũng rõ ràng hơn. Về lâu dài người bệnh có thể bị tổn thương phổi và tim do dị tật lồng ngực, tăng nguy cơ loãng xương…Nguyên nhân gây ra bệnh thì có nhiều như: bệnh thần kinh cơ ví dụ như bại não chẳng hạn, các bệnh về xương khớp, vấn đề nội tiết tố, yếu tố di truyền…Người bệnh có thể chỉnh hình hoặc phẫu thuật để chữa vẹo cột sống.

7. Viêm cứng khớp cột sống

Bệnh này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi ngành nghề nào, đặc biệt là dân văn phòng là nam giới. Cụ thể là các đốt xương sống ( có tỷ lệ viêm cao nhất ) sau đó mới đến các gân kết nối đốt sống với nhau, dây chằng và các đốt sống cùng cũng sẽ bị viêm khiến người bệnh hay bị đau âm ỉ về đêm, mệt mỏi chán, ăn, hạn chế khả năng giãn nở ngực, viêm mống mắt, vẹo cột sống.

8. Đau lưng cơ năng

Dân văn phòng hay phải ngồi làm việc lâu hoặc những người lao động nặng như công nhân sẽ tác động mạnh đến dây chằng, cột sống và các cơ cạnh cột sống làm cho các cơ này co rút lại dẫn đến đau vùng lưng. Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân khác như: người bệnh bị căng thẳng quá nhiều, phụ nữ có kinh, thời tiết thay đổi đột ngột, nằm ngủ sai tư thế dẫn đến dây chằng phải gồng quá nhiều…Người bệnh có thể dùng 1 số biện pháp như: xoa bóp, nằm nghỉ ngơi thư giãn, chườm nóng hay kéo giãn cột sống,…để chữa đau lưng cơ năng tùy theo tình trạng bệnh.