Bệnh gout (hay còn được gọi với tên khác là gút hoặc thống phong) là một loại bệnh với những cơn viêm khớp xương tái diễn cấp tính và do sự kết đọng của tinh thể muối urat trong khớp xương.

Trên cơ thể người thì khớp xương hay bị bệnh gút nhất là khớp bàn ngón chân cái, khuỷu tay, đầu gối; bàn tay chân; mắt cá chân… Bệnh gout thường xảy ra phần đa ở nam giới, nhiều hơn nữ giới tới 20 lần, trong đó 90% bệnh nhân là nam giới thuộc độ tuổi từ trên 40 tuổi trở lên.

Nguyên nhân bệnh gout

Bệnh gout gây ra vì lượng uric acid trong máu bị tăng cao, trường hợp này xảy ra khi cơ thể sản xuất ra quá nhiều uric acid hoặc do thận bị suy giảm, cũng có nhiều trường hợp do cả hai yếu tố. Khi máu có chất uric acid cao khiến cho các tinh thể uric acid bị kết đọng ở khớp xương gây viêm khớp. Chất uric acid này chính là sản phẩm của quá trình chuyển hóa purines trong thức ăn hàng ngày và phần lớn do chính cơ thể con người tự sản xuất.

Thông tin cách chữa tổng quan về điều trị bệnh gout hiệu quả 1

Một số hiểm họa khiến bạn dễ bị bệnh gout

+ Dùng các loại thuốc lợi tiểu: hydrochlorothiazide hoặc furosemide

+ Một số bệnh về ung thư máu, bệnh dư máu

+ Gia đình đã có người từng bị bệnh gout

+ Mắc một số bệnh như: tuyến giáp, thận, thiếu máu, tăng huyết áp, đái tháo đường

+ Đã từng giải phẫu, quang tuyến trị liệu

+ Ăn nhiều các loại thức ăn có chứa purin như: sardines; gan; thận,…

+ Sử dụng nhiều rượu, bia, chất kích thích

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh gout

+ Người bệnh bị đau nhiều, đột ngột tại một khớp bị sưng. Thông thường là ở ngón chân cái

+ Khớp xuong sưng tấy, đỏ, nóng và gây đau

+ Da xung quanh khớp có màu đỏ, bóng

+ Xảy ra hiện tượng bị sốt

Với những bệnh nhân bị gout cấp tính thì cơn đau thường kéo dài trong vài ngày. Nếu không được chữa trị kịp thời thì cơn đau rất dễ bị tái diễn. Nếu được chữa đúng thuốc sẽ giúp giảm lượng uric acid trong máu và giúp giảm các cơn đau, thậm chí khỏi hẳn. Nếu để bệnh xảy ra trong thời gian lâu ngày và không được chữa trị sẽ gặp các biến chứng như: khớp bị biến dạng gây nên tàn tật; có sạn ở thận; viêm dây chằng, gân thậm chí cả xương.

Các cách điều trị bệnh gout

Mục đích chính của các cuộc trị liệu bệnh gout là giúp làm giảm viêm, tránh sự tái diễn của cơn đau. Trị liệu dựa vào cách giảm lượng uric acid trong máu. Đồng thời với đó là đề phòng các tổn thương, nguy hiểm khi sử dụng các loại thuốc chữa.

Các loại thuốc chữa bệnh gout

+ Chữa trong trường hợp cấp tính: Sử dụng Colchicine; Thuốc giảm đau (NSAID) bao gồm các loại như: Diclofenac; Meloxicam; Indomethacin; Ibuprofene; Naproxene…. Hoặc Glucocorticosteroids có thể kể tới như: prednisone…

+ Chữa trong trường hợp bệnh tái diễn: Sử dụng thuốc Allopurinol giúp giảm sụ sản xuất uric acid trong cơ thể hoặc Probenecid giúp làm tăng quá trình thải uric acid ra khỏi cơ thể theo đường thận. Các loại thuốc này có thể đem lại nhiều phản ứng không thuận lợi ở mức độ khá nặng.

+ Sử dụng thuốc đông y

Dinh dưỡng cho bệnh nhân gout

Khi bị bệnh gout, mọi người nên tránh ăn các thức ăn có chứa nhiều chất purine như: gan; thận; óc; cá sardines… Đảm bảo uống đủ khoảng 2-3 lít nước/ ngày để giúp nước tiểu loãng, ngăn ngừa sạn và sỏi thận.

Hạn chế, tránh uống rượu, bia, các loại chất kích thích. Nếu cơ thể khá mập mạp thì hãy cố giảm cân đúng cách.

Lưu ý: Hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa, có kinh nghiệm về bệnh gout để xác định bệnh khi có các triệu chứng kể trên để có phác đồ điều trị bệnh kịp thời, đúng cách.

Một số món ăn phòng, chống bệnh gout

+ Dùng khoảng 250g của cải thái chỉ rán qua với dầu thực vật, sau đó cho thêm 30g bá tử nhân và 500 ml nước đun chín, cho thêm gia vị và ăn trong ngày.

+ Sử dụng 250g cải trắng xào cùng dầu thực vật, dùng ăn hàng ngày. Món ăn này thích hợp với giai đoạn điều trị củng cố bệnh.

+ 250g cà tím luộc chín, thái nhỏ, trộn dầu vừng, xì dầu, muối và các loại gia vị dùng để thay các món ăn nhiều dầu mỡ hàng ngày.

+ 250g khoai tây rán bằng dầu thực vật, sau đó đem trộn với xì dầu và một số loại gia vị hàng ngày, ăn trong ngày. Món ăn phù hợp dùng khi bệnh bị tát phát.

+ 250g măng tre xào với dầu thực vật, nêm nếm thêm gia vị, dùng ăn hàng ngày

+ 250g củ cái thái chỉ đem rán qua bằng dầu thực vật. Đem nấu cùng 750ml nước cùng 30g gạo tẻ thành cháo và dùng ăn hàng ngày.

+ Dùng hạt dẻ tán thành bột, sử dụng 30g bột hạt dẻ cùng 50g gạo nếp nấu với 750ml nước thành dạng cháo, ăn thường xuyên hàng ngày.

+ 100g rau cần tươi, rửa sạch nấu cháo cùng 30g gạo tẻ và 750ml nước thành cháo, dùng ăn trong ngày.

+ 30g nho khô + 50g gạo tẻ nấu cháo ăn thường xuyên trong giai đoạn bệnh cấp tính.

+ 80g dâu tây ép nước, pha thêm đường phèn + 100 ml nước đun sôi để nguội. Dùng hỗn hợp uống hàng ngày.

+ 200g quýt + 300g cà rốt + 400g táo + 60g lô hội. Đem rửa sạch, ép lấy nước pha thêm chút mật ong. Dùng uống thường xuyên hàng ngày.

Với những thông tin quan trọng trên hi vọng mọi người có thể hiểu rõ ràng hơn về căn bệnh gout này, và có những phương án điều trị hiệu quả cho mình.