Lao cột sống là bệnh lí xương khớp có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh lao. Bệnh đặc biệt nguy hiểm. Nhận biết và sử dụng phương pháp điều trị bệnh sớm là cần thiết.

Thông tin quan trọng cần biết về lao cột sống 1

Biểu hiện của bệnh lao cột sống

  • Biểu hiện nhiễm trùng:

Bệnh lao cột sống nằm trong nhóm bệnh nhiễm trùng. Nguyên nhân là do sự thâm nhập của vi trùng lao. Do đó, nhiễm trùng- nhiễm độc là một dấu hiệu điển hình đầu tiên của bệnh. Người bệnh còn có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, thường sốt về buổi chiều và người gầy sút.

  • Dấu hiệu ở cột sống

Ở giai đoạn sớm, dấu hiệu của bệnh lao cột sống là: tại cột sống bị tổn thương thường bị đau, nhức. Sau một thời gian, cơn đau sẽ lan rộng theo rễ dây thần kinh. Mức độ đau sẽ tăng dần, đặc biệt khi phải vận động hay mang các vật nặng và thậm chí chỉ đơn giản là ho hay hắt hơi cũng có thể bị đau. Các cơn đau ở cột sống thường giảm khi người bệnh được nghỉ ngơi. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đơ, cứng cột sống và vận động bị hạn chế.

Thông tin quan trọng cần biết về lao cột sống 2

Nếu bệnh không được chẩn đoán và phát hiện điều trị sớm sẽ tiến triển giai đoạn toàn phát. Bộ phận cột sống và đĩa đệm bị phá hủy nghiêm trọng hình thành ổ áp- xe xung quanh khu vực thương tổn. Cơn đau xuất hiện liên tục, cột sống bị biến dạng lệch, vẹo về một phía. Tùy từng vị trí tổn thương ở những đốt sống khác nhau sẽ dẫn tới các triệu chứng về thần kinh. Ví dụ như: ngoại vi, hai chi dưới bị liệt, cơ vòng bị rối loạn dẫn tới không tự chủ được tiểu tiện….

Phác đồ điều trị lao cột sống

Đối với người bệnh thuộc nhóm người cao tuổi khi có bất kì một dấu hiệu nào nghi về về bệnh và sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường không khỏi cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, thực hiện phương pháp điều trị sớm. Bởi bệnh lao cột sống khi chuyển biến nặng sẽ để lại rất nhiều di chứng nguy hiểm, đặc biệt di chứng ở cột sống (cong, vẹo cột sống hoặc chi dưới bị liệt….)

Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh ở mức độ nhẹ bệnh nhân chỉ cần được nghỉ ngơi, thực hiện cột sống bất động ngay tại giường mà không phải nhờ tới sự can thiệp bằng cách bó bột cột sống. Trong trường hợp, bệnh tiến triển ở mức độ nặng sẽ phải tiến hành bất động cột sống bằng phương pháp can thiệp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải thực hiện vận động kết hợp xoa bóp các chi thường xuyên nhằm hạn chế nguy cơ bị cứng khớp và teo cơ.

Thông tin quan trọng cần biết về lao cột sống 3

Do là một loại bệnh nhiễm trùng nên phương pháp chữa trị không quá khó để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Vì vậy, để chữa bệnh đạt được kết quả cao nhất cần phát hiện bệnh sớm, tiến hành điều trị đầu tiên bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau kết hợp với việc bổ sung chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Lao cột sống thường mắc phải sau khi bị các vi khuẩn lao xâm nhập, phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và hay gặp ở nhóm tuổi từ 20 đến 40. 90% người bệnh bị tổn thương cột sống lưng. Chính vì vậy, phòng ngừa và điều trị bệnh sớm có vai trò quan trọng.