Đau thần kinh tọa là một trong những căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Bệnh này thường do các loại chấn thương; bị nhiễm trùng; các bệnh lý về xương khớp như: thoát vị đĩa đệm; thoái hóa cột sóng; ung thư cột sống… Bởi vậy, nếu để lâu ngày mà không được điều trị thì bệnh sẽ xảy ra các loại biến chứng rất nguy hiểm. Chính vì thế mà người bệnh cần phải nắm rõ được chính xác các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa để tự xem mình có mắc phải các bệnh này hay không và từ đó có các cách chữa bệnh kịp thời, hiệu quả.

Bệnh đau thần kinh tọa là gì?

Trong cơ thể người, hệ thống dây thần kinh của cơ thể thì dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh dài nhất của cơ thể. Dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh hông, bắt đầu bởi các rễ thần kinh ở vùng lưng dưới và kéo dài tới mông, từ đó qua mặt sau của hai chân và chạy tới các ngón chân. Trong trường hợp dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc có thể bị chèn ép thì sẽ gây ra các triệu chứng là các cơn đau kéo dài từ điểm đầu tới điểm cuối của dây thần kinh. Đây chính là triệu chứng điển hình của đau thần kinh tọa.

Các triệu chứng đau thần kinh tọa thường thấy

Đau thần kinh tọa có sự ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh bằng các triệu chứng như sau:

+ Các cơn đau sẽ từ rễ của thần kinh lưng và sống lưng lan xuống tới đùi. Nếu rễ của thần kinh lưng bị chèn ép, tổn thương thì người bệnh sẽ bị đau từ lưng eo kéo dài tới cẳng chân, chạy xuống tới tận ngón út. Khi tình trạng này gặp phải tại rễ thần kinh sống 1 thì cơn đau sẽ từ phía sau của mông xuống sau đùi, bắp chân và kéo dài ra phía ngoài của bàn chân. Người bệnh bị đau thần kinh tọa thì cơn đau sẽ chỉ lan tới phía trên đầu gối và người lại thì sẽ lan tới tận bàn chân.

+  Cơn đau có thể từ ở giữa của cột sống hoặc nhiều khi bị lệch về một bên lưng

+ Người bệnh đau thần kinh tọa có triệu chứng bị cứng nơi cột sống nên khi nghiêng người hoặc cúi người thường rất khó khăn và sẽ bị đau rất nhiều.

+ Tại mỗi thời điểm cơ thể bị rung lắc, va chạm thì cơn đau cũng sẽ tăng lên. Khi bạn bị ho hoặc hắt hơi, cười thì phần lưng sẽ bị đau nhói, gây cảm giác khó chịu cho bạn.

+ Cơn đau thần kinh tọa sẽ lan từ khu vực lưng chạy dọc xuống tới mông và đùi tới nơi gót chân hoặc nhiều khi lại chạy ngược lại.

+ Khi bệnh bị chuyển nặng thì người bệnh thường rất khó để có thể cử động chân; các ngón chân, thậm chí mũi chân không được linh hoạt.

+ Nếu bị lâu ngày thì người bệnh sẽ có các biểu hiện như: teo cơ đùi; mông và chân bên thường xuyên xảy ra những cơn đau.

+ Chân bị tê bì, mất cảm giác, rối loạn chức năng đại tiểu tiện…

Tìm hiểu các triệu chứng thường gặp của bệnh đau thần kinh tọa 1

Dây thần kinh tọa chia làm rất nhiều nhánh, trong đó có một số nhánh gây đau thắt lưng, lan xuống mông, đầu gối (S1) nhưng cũng có nhánh gây đau từ hông xuống tận ngón chân út (L5).

Bên cạnh đó, người bị đau dây thần kinh tọa còn bị cứng cột sống, cứng mỏi các khớp khi ngủ dậy, người mỏi mệt. Có người bệnh đau lệch người, đứng lâu hay ngồi lâu đều gây đau.

Nếu để lâu không chữa bệnh có biến chứng rất nguy hiểm, có thể gây liệt các chi, đại tiện, tiểu tiện không tự kiểm soát được.

Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa

Có rất nhiều nguyên nhân gây cho bạn chứng đau dây thần kinh tọa, trong đó có một số bệnh thường gặp như: thoái hóa cột sống, gai hóa, cột sống, thoát vị đĩa đệm, lao cột sống. Khi đĩa đệm bị thoái hóa dẫn tới thoát vị chèn ép dây thần kinh tọa gây đau.

Bên cạnh đó, đau dây thần kinh tọa có thể còn do bạn bị bướu gây chèn ép hoặc hẹp ống sống thắt lưng, viêm do ngộ độc, chấn thương, bẩm sinh….

Nguyên nhân và cách điều trị đau dây thần kinh tọa 1

Các phương pháp điều trị bệnh đau dây thần kinh toạ

Đau dây thần kinh tọa có triệu chứng đau lan từ thắt lưng xuống mông, chân gây teo cơ, tê liệt. Đây là một bệnh không nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đi lại, thường gặp ở độ tuổi trên 30 và dưới 60, những đối tượng phải ngồi lâu một tư thế, làm việc nặng…

Phương pháp châm cứu và bấm huyệt

Châm cứu bấm huyệt là một trong những phương pháp điều trị vật lý trị liệu dựa trên các lý luận của y học cổ truyền nhằm giúp người bệnh đả thông được kinh mạch, thong kinh, hoạt lạc, tăng lưu thông khí huyết. Từ đó giúp cho cơ bắp được thư giãn, giảm nhanh chóng, hiệu quả.

Bác sĩ sẽ dùng kim châm và châm vào các huyệt đạo trên cơ thể để giúp điều hòa được khí huyết, từ đó giúp đả thông kinh mạch.

Khi bấm huyệt tại vùng  mông vài đùi, chân thì đường đi của dây thần kinh tọa sẽ được tác động bởi các động tác như: day; ấn; miết; xoa; bóp… với một cường độ thích hợp giúp cho khí huyết lưu thông được ổn định và tốt hơn. Giúp cho các vùng cơ bắp được thư giãn và giảm được các cơn đau nhức.

Phương pháp Tây y điều trị đau dây thần kinh tọa

Tây y là một phương pháp điều trị hướng tới các triệu chứng bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc tiêm trực tiếp vào các vị trí đau của người bệnh. Một số loại thuốc tân dược được dùng trong điều trị đau dây thần kinh tọa gồm:

+ Thuốc giảm đau: Paracetamol; diclofenac; thuốc họ xicam; nhóm coxcib…

+ Thuốc chống viêm: corticoid

+  Thuốc có tác dụng giãn cơ vân: myonal; mydocalm…

+  Các loại thuốc Vitamin nhóm B gồm: B1; B6; B12

+ Thuốc giúp tăng dẫn truyền thần kinh ngoại vi: galantamine

Phương pháp điều trị tại chỗ cho bệnh đau thần kinh tọa

Phương pháp này chính là dùng cách tiêm vào khoang ngoài của màng cứng bằng các loại thuốc như kể trên.

Ưu điểm của phương pháp này đó là tiết kiệm chi phí; giảm nhanh chóng được các triệu chứng trong thời gian rất ngắn; dễ mua.

Nhược điểm: Hầu như mọi loại thuốc kê trên đều có ảnh hưởng, tác dụng phụ đến cơ thể như: đường tiêu hóa; chức năng của gan và thận; hệ tim mạch với các triệu chứng như: buồn nôn; choáng váng… Việc điều trị này chỉ mang tính chất tức thời chứ không có tác dụng trong lâu dài nền sẽ rất dễ đem tới tình trạng là nhờn thuốc hoặc người bị bệnh phụ thuộc nhiều vào thuốc.

Cách điều trị đau thần kinh tọa

    •  Bệnh này muốn điều trị tận gốc phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Nếu đau quá và bệnh nặng phải dùng thuốc giảm đau và có thể phải phẫu thuật. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích bạn dùng thuốc Đông y khi bệnh còn nhẹ vì chữa nhanh khỏi và không gây hại tới các cơ quan khác trong cơ thể.
    • Bên cạnh đó, bạn hãy kết hợp luyện tập thể dục, sử dụng phương pháp vật lý trị liệu hoặc Yoga.
    • Tăng cường các món ăn giàu canxi, hạn chế chất béo và các loại nước ngọt có ga, thuốc lá, rượu bia
    • Ngồi làm việc đúng tư thế, thi thoảng đứng lên vận động để tránh bị cứng cột sống

Nguyên nhân và cách điều trị đau dây thần kinh tọa 2

  • Nên nằm loại đệm không quá cứng hoặc quá mềm, không đi giày cao gót sẽ tăng tình trạng đau lưng.
  • Tránh làm việc nặng và bê mang vác không đúng tư thế
  • Uống thuốc Đông y để tăng cường sức khỏe và trị bệnh. Một số cây thuốc quanh ta có tác dụng chữa bệnh như: cây lông cu ly (cẩu tích), lá lốt, ngải cứu, cúc tần, hiêm thy…

Hy vọng những thông tin bổ ích về đau dây thần kinh tọa trong bài viết trên sẽ giúp bạn sớm có phương hướng điều trị bệnh tốt nhất.

Những bệnh nhân đau thần kinh tọa tại cột sống, thắt lưng thì ngoài việc dùng thuốc thì nên kết hợp các biện pháp vật lý trị liệu khác như: châm cứu; bấm huyệt để đẩy nhanh tốc độ của quá trình điều trị. Điều này quyết định tới 50% khả năng hồi phục của người bệnh, giúp tối ưu hóa được hiệu quả nhất định so với không thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu.