Đau khớp, cứng khớp và vận động bị hạn chế là biểu hiện đơn giản của viêm khớp. Cây bạch hạc là một trong những cây thuốc thảo dược được đông y sử dụng chữa trị triệu chứng đó của bệnh.

Đặc điểm và công dụng của cây bạch hạc

Cây bạch hạc hay còn được gọi là kiến bò, nam uy linh tiên. Đây là loại cây mọc thành từng bụi và cao từ 1- 2m, rễ chùm. Thân cây nhỏ, nếu là thân cây non thì sẽ có thêm lông mịn. Lá bạch hạc mọc đối xứng, lá giống hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn trong khi mặt dưới lại có lông mịn. Hoa bạch hạc có kích thước nhỏ, thường mọc ở nách của lá hay phần ngọn thân, đầu cành. Hoa có màu trắng giống như tư thế con hạc đang chuẩn bị bay lên. Chính vì vậy, nó có tên gọi là bạch hạc. Quả bạch hạc có lông và dài. Bạch hạc thường ra hoa vào tháng 8. Cây bạch hạc có nguồn gốc ở Ấn Độ, mọc hoang. Cây được thu hái quanh năm và sử dụng khi còn tươi. Phần rễ cây được dùng ở dạng tươi hoặc khô.

Phân tích thành phần hóa học ở cây bạch hạc sẽ thấy: hoạt chất rhinacanthin- rễ cây, đây là một hoạt chất gần giống với acid frangulic và acid chrysophanic. Tính vị và công dụng của bạch hạc đó là: rễ cây co vị ngọt, mùi hắc nhẹ giống với mùi vị cây sắn rừng. Cây có tính bình, vị ngọt dịu có tác dụng sát trùng, chống ho, ngứa và phong thấp.

Tìm hiểu cây bạch hạc trong điều trị bệnh viêm khớp 1

Bài thuốc chữa trị viêm khớp bằng cây bạch hạc

Cây bạch hạc là một trong nhiều vị thuốc thảo dược chữa trị bệnh viêm khớp và nhiều bệnh xương khớp trong đông y. Bài thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay cụ thể như sau:

Thành phần: 12 gram rễ bạch hạc, ké đầu ngựa, thổ phục linh, hy thiêm, kim ngân hoa- mỗi vị 16 gram, quế chi, bạch chỉ- mỗi vị 8 gram, ý dĩ, tỳ giải, cam thảo nam- mỗi vị thuốc 12 gram.

Thực hiện: các vị thuốc được sắc uống hàng ngày, 1 thang/ngày. Kiên trì dùng liệu trình từ 10- 20 thang để điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả.

Cây bạch hạc là một loại dược liệu tốt đối với cơ thể con người. Các bài thuốc trước khi sử dụng cần dựa trên tình hình cụ thể của bệnh và theo đơn toa từ thầy thuốc.