Viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên (viêm khớp mãn tính thiếu niên, viêm khớp thiếu niên hoặc bệnh Still) là một thuật ngữ chung chỉ tất cả những bệnh viêm khớp mãn tính xảy ra ở trẻ có độ tuổi dưới 16. Bệnh là tình trạng viêm các bao hoạt dịch mãn tính không gây ra mủ kèm theo một số dấu hiệu, triệu chứng bên ngoài của khớp.

Đâu là các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thiếu niên?

Viêm khớp mãn tính thiếu niên có dấu hiệu, triệu chứng gặp phổ biến là:

Bắt bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên 1

  • Các cơn đau: thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc ngay sau khi nằm ngủ dậy. Đau khiến người bệnh vận động khó khăn, đặc biệt đi lại với tư thế khập khiễn.
  • Dấu hiệu sưng: chủ yếu hay gặp ở đầu gối. Ngoài ra một số khớp nhỏ ở bàn tay hoặc bàn chân cũng bị tác động.
  • Cứng khớp khiến người bệnh vận động vụng về hơn.

Bắt bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên 2

Phân loại viêm khớp mãn tính thiếu niên

Viêm khớp mãn tính thiếu niên thường có 3 dạng chính, đó là: viêm ít khớp, viêm đa khớp và thể hệ thống.

  • Thể viêm ít khớp: được xác định xảy ra dưới 4 khớp, diễn biến trong vòng 6 tháng và chủ yếu ở các bé gái. Đặc điểm đặc trưng của thể này: tổn thương tại các khớp khuỷu chân, cổ tay hay khớp gối và ít bị ở những khớp nhỏ.
  • Thể viêm đa khớp: là tình trạng viêm trên 4 khớp và thường kéo dài từ 6 tháng trở đi. Dấu hiệu nhận biết thể này là: sốt nhẹ, ăn kém và thường xuyên mệt mỏi. Tại các khớp sẽ xuất hiện tình trạng viêm, đau, sưng, phù nề có tính chất đối xứng. Đặc biệt hay gặp ở khớp gối, cổ tay hay cổ chân….
  • Thể hệ thống: đây là thể nặng nhất của bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh gặp phổ biến trong nhóm tuổi từ 5 đến 7. Biểu hiện cụ thể là: sốt trong thời gian dài, các khớp bị viêm; sưng; đau và nóng; đỏ. Ngoài ra còn có các triệu chứng trên da xuất hiện vết ban nhỏ….

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là một bệnh lí rối loạn tự miễn. Điều này được hiểu là: hệ thống miễn dịch trong cơ thể hình thành cơ chế tấn công các mô và tế bào riêng của nó. Theo đó, môi trường sống và yếu tố di truyền có một vai trò quan trọng dẫn tới sự hình thành của bệnh. Ngoài ra, yếu tố đột biến gen cũng có thể khiến cho bất cứ người nào có hệ miễn dịch yếu, chịu sự chi phối quá lớn từ những yếu tố môi trường (virtu) bị căn bệnh này.

Cách chữa bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Chữa trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên nhằm duy trì mức độ hoạt động thể chất bình thường của các khớp. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cắt giảm các cơn đau, sưng và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Có nhiều cách chữa bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên. Trong đó, chủ yếu là: sử dụng thuốc, phương pháp vật lí trị liệu và phẫu thuật.

  • Sử dụng thuốc điều trị các triệu chứng bệnh là cần thiết. Một số loại thuốc hay sử dụng: thuốc kháng viêm không steroid được dùng theo chỉ định của bác sĩ nhằm giảm đau và sưng, thuốc thấp khớp có vai trò khiến cho quá trình tiến triển của bệnh giảm, thuốc corticosteroid là loại thuốc kê theo toa ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng của bệnh. Lưu ý quan trọng khi dùng những loại thuốc này đó là: thuốc sẽ gây nên phản ứng, tác dụng phụ nguy hiểm do đó chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Vật lý trị liệu: là phương pháp cần thiết phải sử dụng để tăng sự vận động linh hoạt của hệ xương khớp cũng như ngăn ngừa biến chứng teo cơ. Các bài tập vật lí trị liệu cần được hướng dẫn, giám sát của chuyên gia và có thể thực hiện ngay tại nhà.
  • Phẫu thuật: đây là phương pháp chỉ được áp dụng đối với những trường hợp bị bệnh nặng. Phẫu thuật là cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là bệnh có tới 80% bệnh tự giới hạn. Bệnh có thể để lại những di chứng như: vận động bị hạn chế, hai chân dài không đều nhau. Trong khi đó với một số trường hợp lại có thể gây nên các biến chứng tại mắt. Do vậy, chẩn đoán bệnh sớm có vai trò quan trọng.