Bệnh thoái hóa cột sống được coi là một loại bệnh nan y. Tại Việt Nam đã có tới 80% người trên 50 tuổi mắc các loại bệnh lý về xương khớp. Trong đó bệnh thoái hóa cột sống chiếm tỉ lệ rất lớn. Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và cổ hiện là một gánh nặng cho rất nhiều người. Hiện nay có rất nhiều cơ sở để điều trị nhưng nhiều người bệnh hiện đang mất lòng tìn vào chữa trị và chính tâm lý của người bệnh hiện nay là một nguyên nhân. Đặc biệt trong tình hình giá cả điều trị ngày càng tăng cao và hiệu quả điều trị thì chưa được rõ ràng.

Tại sao cột sống lại hay xảy ra trục trặc

Thực tế thì có rất nhiều nguyên nhân khiến cột sống gặp vấn đề trong đó bao gồm: sự lão hóa của cơ thể theo tự nhiên và tuổi tác; giới tính; đặc trưng nghề nghiệp; tiền sử; yếu tố di truyền; tư thế trong khi lao động…

Một số biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống

Người bị bệnh thoái hóa cột sống thường xuyên có cảm giác đau nhức, gây ức chế tinh thần và cơn đau luôn theo đuổi người bệnh dai dẳng. Mỗi bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống tại những vị trí khác nhau thì sẽ có những biểu hiện khác nhau. Có 3 vị trí thường xảy ra tình trạng thoái hóa bao gồm:

+ Thoái hóa đốt sống cổ: Khi bị thoái hóa ở vị trí này, người bệnh thường có các triệu chứng như: đau ê ẩm ở vùng cổ; đau nhức sang vùng bả vai và lan sang cánh tay. Thậm chí, với các bệnh nhân bị nặng thì có thể bị tê bì đốt ngón tay hoặc đau lan sang khu vực đỉnh đầu gây ú tai và tức hốc mắt.

+ Thoái hóa đốt sống ngang ngực: Khi bị thoái hóa tại khu vực này, bệnh nhân thường bị đau ngang lưng, đau kéo ra trước ngực và thậm chí có thể gây tức ngực và khó thở. Tuy nhiên bệnh thoái hóa tại khu vực này ít khi xảy ra.

+ Thoái hóa cột sống thắt lưng: Gây đau nhức thường xuyên tại khu vực thắt lưng. Đối với bệnh nhân bị nặng thì sẽ bị tê bì khu vực từ dọc mông xuống tới chân. Thậm chí còn gây đau nhức cả bàn chân.

Tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị thoái hóa cột sống dứt điểm 1

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng, cổ

+ Do hoạt động, sinh hoạt, vận động hàng ngày: Nhịp sống hiện đại ngày nay khiến con người bị cuốn vào bề bộn của công việc. Con người ngày càng lo âu, căng thẳng thường xuyên; hoạt động quá sức; bê đồ vật nặng sai tư thế; chế độ dinh dưỡng không phù hợp; thời gian nghỉ ngơi ít… Là những nguyên nhân cơ bản, chính gây nên bệnh này.

+ Do yếu tố di truyền: Người trong gia đình có cấu trúc hệ thống của cột sống yếu thì đây cũng là những nguyên nhân di truyền gây ảnh hưởng tới bệnh lý của bạn.

+ Cơ thể bạn bị thừa cân, béo phì: Gây ra tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đũa khớp kéo dài trong nhiều năm. Từ đó dẫn tới sự tổn thương cho sụn khớp và phần xương dưới sụn. Khiến chúng bị mất đi tính đàn hồi của đĩa đệm; bị xơ cúng dây chằng và bao khớp. Và tạo nên các triệu chứng, biến chứng trong thoái hóa cột sống.

Bệnh thoái hóa cột sống đã được chứng minh rằng sẽ tiến triển nặng lên theo độ tuổi của người bệnh, có sự tác động qua lại của các yếu tố như: lao động quá sức; ngồi không đúng tư thế…

Chèn ép rễ dây thần kinh thường gặp ở các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống nặng khi các gai xương thân đốt sống phát triển và chèn ép vào lỗ liên hợp của đốt sống. Cùng với đó là sự thoái hóa của đốt sống, đĩa đệm cũng bị thoái háo và nguy cơ bị phình, thoát vị đãi đệm dẫn tới việc chèn ép rễ dây thần kinh (đây là biểu hiện dẫn tới đau thần kinh tọa).

Bởi vậy, nếu không được điều trị thì bệnh thoái hóa cột sống sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tê bì chân tay; teo cơ; di chuyển khó khăn; nặng hơn sẽ gây tàn phế.

Bệnh thoái hóa cột sống có thể trị dứt điểm không

Để đúng cách, khi điều trị thoái hóa cột sống, phải thực hiện các nguyên tắc sau:

Trong giao đoạn đầu, các cơn đâu thường chỉ ở mức độ nhẹ nên người bệnh có thể áp dụng các phương pháp giúp vận động nhẹ nhàng. Tập thể dục vừa phải để giúp cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Khi bệnh đã chuyển nặng thì các cơn đau xuất hiện dữ dội và liên tiếp trong nhiều ngày. Bệnh nhân có thể điều trị thoái hóa cột sống theo các triệu chứng bằng việc sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc giãn cơ… Bên cạnh đó là kết hợp với các loại thuộc chống thoái hóa có tác dụng chậm theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Có thể sử dụng phối hợp với các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng bằng cách hạn chế các tác động cơ giới quá mức lên cột sống. Để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa việc tái phát bệnh thì người bệnh có thể sử dụng thêm các thành phần hỗ trợ khác như: Cao rắn Hổ Mang; Collagen Typ II; Glucosamine và cũng có thể sử dụng Bài độc hoạt Tang Ký sinh. Khi bổ sung Collagen Typ II vào cơ thể sẽ có tác dụng sản xuất ra các Proteoglycan. Đây là nguyên liệu chính giúp hình thành và tái tạo sụn khớp, đồng thời giúp sản sinh ra các dịch để giúp bôi trơn khớp.