Vôi hoá cột sống còn có tên gọi khác là gai cột sống. Đây là một trong những bệnh có sự phát triển không mong muốn của xương, sụn khi đã bị thoái hóa. Gai thường có tại các khu vực xung quanh khớp xương, đĩa liên sống. Trong các nghiên cứu và con số thống kê thì có khoảng 42% người bị vôi hóa cột sống thường gặp các triệu chứng như: đau cổ; đau lưng; tình trạng bệnh lan ra tứ chi… Để điều trị bệnh dứt điểm thì cần phải tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh vôi hóa cột sống.

Vôi hóa cột sống thuộc nhóm bệnh về thoái hóa cột sống. Bệnh xảy ra do sự lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân của đốt sống hoặc các mấu gai, mấu ngang của cột sống hoặc đi sâu xa hơn đó chính là do thoái hóa khớp gây nên.

Vôi hóa cột sống là quá trình cơ thể theo thời gian bị lão hóa, và bên cạnh đó là kèm theo các yếu tố thúc đẩy như: quá trình bị viêm do viêm nhiễm trùng, viêm do bệnh tự miễn, viêm cơ, dây chằng. Hoặc cũng có thể là do vùng cột sống bị quá tải do quá trình làm việc nặng, tư thế làm việc sai.

Bệnh thường gặp ở người có độ tuổi ngoài 40 với tỷ lệ năm mắc bệnh thường cao hơn nữ. Tuy nhiên, với những phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh thì dễ mắc căn bệnh này hơn. Bệnh cũng thường xảy ra với những người làm nghề khuôn vác đồ nặng, người bị béo phì khiến tăng áp lực lên xương khớp. Đặc biệt là những người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cho cột sống bị xiêu vẹo.

Nguyên nhân của bệnh vôi hóa cột sống

+ Gai xương là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị các chấn thương như: sức ép; bị va chạm và bị cọ xát.

+ Đĩa liên sống bị hư và xẹp xuống. Khi đó dây chằng giữa các đốt sống bị chùng giãn khiến cho khớp chuyển động nhiều hơn.

Tìm hiểu nguyên nhân hàng đầu gây bệnh vôi hóa cột sống 1

Khi gặp các tình huống trên thì phản ứng tự nhiên của cơ thể chính là làm cho dây chằng bị dày lên để có được sức giữ vững của cột sống. Theo thời gian lâu dài thì canxi sẽ tích tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương.

Bên cạnh đó, các yếu tố như: di truyền, dinh dưỡng kém, thói quen sống không lành mạnh, dáng đi và ngồi làm việc sai, bị chấn thương thường xuyên… Đều là những rủi ro đưa bạn tới sự thoái hóa xương khớp, tạo gai nhanh hơn. Loại bệnh này cũng có thể xuất hiện ở những người khi làm nghề khuôn vác nặng, người bị tăng cân nhanh tạo áp lực lên xương khớp…

Với từng nguyên nhân cụ thể thì để xác định được phương pháp điều trị bệnh vôi hóa cột sống sao cho phù hợp, hiệu quả nhất thì việc kết hợp giữa điều trị và thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cho bạn có một cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả.