Bị bệnh thoát vị đĩa đệm thì nên chọn phương pháp mổ hở hay mổ nội soi? Bị thoát vị 7,5 ly thì phải điều trị theo phương pháp nào? Bị thoát vị thì nên sinh mổ hay sinh thường? Bị thoát vị đĩa đệm dùng thuốc Celecoxib 200mg, Erixon 50mg, Canxi D có được không? Bị bệnh thì có dẫn đến yếu sinh lý hay không? Bị bệnh 4 nang thì phải điều trị ra sao? Bị bệnh lẫn tiểu đường thì phải điều trị như thế nào cho phù hợp cả 2 bệnh? Bị bệnh đi kèm với đau bao tử thì phải làm sao? Mọi thắc mắc của độc giả sẽ được chúng tôi giải đáp ở kỳ này.

Tổng hợp các câu hỏi về bệnh thoát vị đĩa đệm ( Phần 1)

  1. Tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và các cơn đau đã lan xuống cả chân, các ngón chân, mông cũng bị đau khiến cho việc đi lại vô cùng khó khăn. Nhiều lúc đi lại hay ngồi, đứng cũng rất khó khăn, thậm chí bị teo cơ chân. Cho tôi hỏi tôi có nên mổ hở hay không? Tôi chưa rõ lắm về phương pháp này, nếu như mổ hở không tốt thì tôi có nên mổ nội soi hay không?

Trả lời:

Như chúng tôi đã nói ở các bài viết trước, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng rách vòng xơ đĩa đệm, làm cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài ra phía bên cạnh hoặc phía sau của cột sống, và chèn vào các dây thần kinh tại vị trí lỗ liên hợp ( nó là vị trí thoát ra của rễ thần kinh của từ tủy sống ) hoặc chèn vào bên trong ống sống. Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác nhau ( bạn có thể xem lại các bài viết trước đây của chúng tôi ).

Chỉ có khoảng 5%-10% người bệnh điều trị bảo tồn không có tác dụng, bị rối loạn cơ tròn, đau thần kinh tọa bị liệt, các cơn đau kéo dài dai dẳng…thì mới được chỉ định mổ sẽ giúp dây thần kinh không bị chèn ép nữa. Có 4 phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm: Mổ nội soi đĩa đệm, mổ hở, phẫu thuật laser qua da hay tiêu hủy nhân nhầy bằng men chymopapain…Trong đó mổ hở là phương pháp truyền thống và được áp dụng khá nhiều, cụ thể là bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ khoảng 3cm để tiếp cận đĩa đệm bị thoát vị. Còn mổ nội soi thì chỉ cần rạch khoảng 2cm là đủ. Phòng mổ sẽ được chiếu sáng và quá trình mổ được phóng đại dưới kính vi phẫu.

Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để khám và được bác sĩ tư vấn phương pháp mổ nội soi hay mổ hở tùy vào tình hình bệnh của bạn.

  1. Bố tôi năm nay đã ngoài 50 tuổi, bị thoát vị đĩa đệm 7,5 ly. Vậy bố tôi phải điều trị theo phương pháp nào? Có nhất thiết phải phẫu thuật hay không?

Trả lời:

Có nhiều biện pháp điều trị thoát vị 7,5 ly như sau:

-Can thiệp ngoại khoa

-Điều trị bảo tồn nội khoa

-Phục hồi chức năng…

Tổng hợp các câu hỏi về bệnh thoát vị đĩa đệm ( Phần 2 ) 1

Tùy theo các triệu chứng của người bệnh cũng như mức độ thương tổn thì áp dụng biện pháp khác nhau. Nếu như người bệnh bị thêm các triệu chứng ví dụ như: người bệnh bị rối loạn vận động, yếu liệt chi, bị hội chứng đuôi ngựa, rối loạn cảm giác, khó đi vệ sinh…thì cần can thiệp phẫu thuật ngoại khoa.

Ở độ tuổi 50 như bố bạn mà bị thoát vị đĩa đệm 7,5 ly là hơi sớm, vì vậy bạn nên đưa bố mình đến bệnh viện để khám chữa và có phương án điều trị phù hợp.

  1. Tôi năm nay 25 tuổi, trước khi lập gia đình và mang thai thì bị thoát vị đĩa đệm. Dự kiến là đến Tết năm nay thì sinh. Cho tôi hỏi là tôi nên sinh mổ hay cứ thế sinh như bình thường là được. Hiện tại tôi đã rất đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra, tôi sợ rằng sau khi sinh xong tình hình sẽ còn tồi tệ hơn trước nữa.

Trả lời:

Đây là bệnh ảnh hưởng đến cột sống. Đối với thoát vị đĩa đệm thắt lưng thì đĩa đệm chèn vào các dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy rất đau vùng thắt lưng và gặp nhiều khó khăn trong vận động. Còn đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì người bệnh sẽ có biểu hiện của hội chứng cổ vai gáy.

Về mặt lý thuyết thì bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ ảnh hưởng đến cột sống của người bệnh chứ không hề ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên khi tủy sống bị chèn ép và gây ra hội chứng đuôi ngựa trên người bệnh thì các dây thần kinh của bộ phận sinh dục cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, từ đó 2 vợ chồng khó thực hiện được các động tác quan hệ tình dục một cách thoải mái.

Khi bào thai phát triển thì xương cột sống cũng phải chịu thêm nhiều sức nặng, cộng thêm bệnh thoát vị đĩa đệm khiến cho người phụ nữ bình thường đi lại đã rất khó khăn rồi nay lại đau đớn nhiều hơn nữa.

Phụ nữ không nên vận động sai tư thế vì nó sẽ làm cho sức ép lên đĩa đệm nặng thêm, do đó mà phụ nữ mang thai lên tập các bài tập phù hợp mà chúng tôi đã hướng dẫn trước đây để giúp cho đĩa đệm phục hồi được nhanh hơn.

Như chúng tôi đã nói ở trên, bệnh thoát vị đĩa đệm hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh nở nên việc sinh mổ hay sinh thường sẽ phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của người bệnh, và bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra sự tư vấn cho bệnh nhân. Tuy nhiên theo ý kiến của chúng tôi thì việc sinh thường vẫn dễ dàng hơn.

  1. Tôi năm nay 38 tuổi, là giáo viên, cách đây 8 tháng tôi đi khám thì được chẩn đoán là mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đã sử dụng nhiều loại thuốc, kết hợp các phương pháp điều trị giới thiệu từ bạn bè, người thân. Nhưng cho đến nay, tình trạng bệnh vẫn không tiến triển phục hồi. Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên về loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay để tôi có thể trở lại cuộc sống với sức khỏe hệ thống xương khớp tốt nhất.

(Nguyễn Bá Toàn, Bắc Ninh)

Trả lời:

Chào anh Toàn,

Đối với căn bệnh về thoát vị đĩa đệm mà bạn đã chia sẻ ở trên thì đầu tiên khi nói về bệnh lý thoát vị đĩa đệm này, đây là một loại bệnh thuộc về xương khớp, cụ thể là liên quan đến cột sống của cơ thể khi các đĩa đệm bị thoát vị.

Ban đầu, khi có triệu chứng đau ở cột sống người bệnh thường tìm đến các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ như meloxicam, diclofenac hoặc một số loại thuốc bôi tai chỗ để giảm các cơn đau nhanh chóng. Nhưng thực tế, các loại thuốc tây này khi sử dụng quá liều, sử dụng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe cơ thể, gây ra nhiều tác dụng phụ, phát sinh ra nhiều bệnh lý như dạ dày, bệnh gan, thận, tim, tiêu hóa,…

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm nào tốt nhất hiện nay 1

Căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, theo các chuyên gia về chuyên ngành khoa xương khớp cung cấp thông tin thì đây là bệnh về thoái hóa cột sống, cụ thể là các đĩa đệm bị rách ra ngoài và gây chèn ép các tủy sống, các dây thần kinh gây ra cơn đau nhức khó chịu. Và đây một bệnh xương khớp thực tế khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, đặc biệt là khi đa phần người bệnh khi phát hiện bị thoát vị đĩa đệm là đều ở giai đoạn bệnh phát triển nặng nên việc chữa trị thoát vị đĩa đệm càng trở nên khó khăn hơn. Do vậy, thông thường hiện nay, thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hiện nay đều hướng đến hiệu quả điều trị bảo tồn, giảm đau và ngăn chặn quá trình phát triển bệnh nặng hơn để người bệnh có thể sống tốt nhất, chung hòa với căn bệnh.

Chính vì vậy, thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất, hiệu quả nhất và đảm bảo sức khỏe nhất hiện nay được mọi người áp dụng phổ biến rộng rãi đó là chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y, từ các thảo dược thiên nhiên.

Các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm với các nguyên liệu từ thiên nhiên nên luôn đảm bảo yếu tố an toàn, không gây ra tác dụng phụ, cho hiệu quả điều trị lâu dài, giúp làm giảm cơn đau theo thời gian sử dụng và giúp phục hồi dần dần chức năng của hệ thống xương khớp tốt nhất. Vì vậy, anh Toàn có thể áp dụng các bài thuốc từ các cơ sở y học cổ truyền chuyên nghiệp, uy tín để có được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, để xác định chính xác thuốc chữa thoát vị đĩa đệm phù hợp với tình trạng bệnh, sức khỏe cơ thể anh nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể nhất. Chúc anh mong sớm sức khỏe tốt!

  1. Chị gái tôi bị những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng rất nhiều dạo gần đây và nhiều người bảo là bị thoát vị đĩa đệm. Tuy đã uống thuốc nhưng vẫn không thấy tình trạng bệnh thuyên giảm. Vậy mong bác sĩ tư vấn giúp là nên đi khám thoát vị đĩa đệm ở đâu, và ở đâu chữa trị tốt nhất và an toàn nhất hiện nay.

(Nguyễn Ngân, Hưng Yên)

Trả lời:

Chào bạn Ngân,

Đối với triệu chứng đau nhức ở vùng thắt lưng có thể chị bạn đã mắc một trong những căn bệnh về xương khớp, có thể gai cột sống, thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm xương khớp hoặc có thể như bạn nói là mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.

Chính vì vậy, để có thể điều trị hiệu quả, giúp giảm các triệu chứng đau tốt nhất thì chị bạn nên đi khám để chụp x-quang từ đó có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và căn bệnh cũng như tình trạng bệnh cụ thể nhất.

Nếu vấn đề là khám thoát vị đĩa đệm ở đâu, và ở đâu chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm tốt và an toàn, chi phí hợp lý thì nên đến các cơ sở y tế uy tín chuyên về khoa xương khớp để được thăm khám và xác định chuẩn xác nhất về tình trạng bệnh.

Khám thoát vị đĩa đệm ở đâu cho kết quả và hướng điều trị uy tín nhất? 1

Một điều quan trọng dành lời khuyên cho chị bạn Ngân đó là khi có những dấu hiệu đau thắt lưng và xác định được khám thoát vị đĩa đệm ở đâu uy tín nhất thì nên đi khám sớm bởi bệnh thoát vị đĩa đệm thực tế là một căn bệnh thuộc về cột sống và việc điều trị không phải đơn giản, đặc biệt là nếu như để bệnh phát triển nặng, gây biến chứng nguy hiểm thì rất khó để điều trị, có thể người bệnh sẽ gặp phải hậu quả là bị tàn phế suốt đời, tứ chi không thể cử động và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến công việc, đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hơn thế nữa, không chỉ bản thân người bị bệnh thoát vị đĩa đệm cảm thấy tủi thân, và thiếu nghị lực sống mà cả những người thân xung quanh cũng bị ảnh hưởng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hạnh phúc gia đình.

Chính vì vậy, với việc thăm khám và xét nghiệm, chụp x – quang sẽ giúp các bác sĩ, chuyên gia xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh và tình trạng về bệnh từ đó sẽ tư vấn và hướng dẫn cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất.

Hi vọng rằng với các thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn để giúp chị mình có thể lựa chọn được phòng khám thoát vị đĩa đệm ở đâu hài lòng nhất để có được sức khỏe phục hồi tốt nhất, cho việc chữa trị đạt kết quả tốt nhất, tiết kiệm chi phí nhất.

Tổng hợp các câu hỏi về bệnh thoát vị đĩa đệm ( Phần 2)

  1. Tôi là nam giới năm nay đã 25 tuổi. Tôi bị thoát vị đĩa đệm và đã đến bệnh viện trung ương quân đội 108 để khám thì được chẩn đoán là thoát vị đĩa đệm L4, L5 thể trung tâm chếch trái. Sau đó tôi được bác sĩ kê cho các loại thuốc như sau: Erixon 50 mg, Clecoxib 200mg và Canxi D. Cho tôi hỏi dùng những loại thuốc trên uống thì có được không? Có gây ra tác dụng phụ nào không? Tôi có phải áp dụng thêm biện pháp nào nữa hay không?

Trả lời:

Tổng hợp các câu hỏi về bệnh thoát vị đĩa đệm ( Phần 3) 1

Những loại thuốc trên bác sĩ kê cho bạn là đúng rồi, bạn có thể uống mà không lo bị tác dụng phụ. Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng việc dùng các loại thuốc giảm đau hay chống viêm có thể ảnh hưởng nhiều đến gan và dạ dày. Người bệnh có thể kết hợp với chiến đèn hồng ngoại, tập vật lý trị liệu xoa bóp, điện phân, tắm suối khoáng, đắp dầu paraphin kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý hay kéo giãn cột sống. Hạn chế mang vác vật nặng kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý là được.

  1. Tôi là nam giới, bị thoát vị đĩa đệm và đã từng làm phẫu thuật 2 lần, cho tôi hỏi là bệnh này có làm cho đàn ông bị yếu sinh lý và khó có con hay không?

Trả lời:

Đây là bệnh hay xảy ra ở người trẻ do cách ngồi làm việc không đúng, lao động quá nặng hay bị chấn thương từ tác động bên ngoài làm cho đĩa đệm bị chèn vào tủy sống và dây thần kinh khiến người bệnh bị đau. Bệnh cũng hay gặp ở người già do các đĩa đệm bị thoái hóa. 2 vị trí hay gặp nhất là thắt lưng và cổ.

Nếu như xảy ra ở vị trí thắt lưng thì sẽ gây tê 2 chân hoặc một chân tùy thuộc vào đĩa đệm chèn vào dây thần kinh một bên hoặc 2 bên

Nếu như xảy ra ở vị trí cổ thì hai tay hoặc một tay chạy dọc từ cột sống cổ xuống bàn tay sẽ bị tê mỏi, đau nhức. Trừ khi bị quá nặng như đau bộ phận sinh dục, hậu môn, đĩa đệm thoát vị có mảnh vỡ hay người bệnh bị hội chứng chùm đuôi ngựa thì mới phải phẫu thuật còn không thì cứ điều trị bảo tồn là được.

Sau khi áp dụng các phương pháp như trên giúp cho các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm được thuyên giảm thì người bệnh có thể tiếp tục quan hệ tình dục và sinh con được như bình thường. Còn chuyện hiếm muộn thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau chứ không liên quan gì đến thoát vị đĩa đệm cả.

Nói chung bạn nên đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh thoát vị đĩa đệm kịp thời và không ảnh hưởng đến chuyện sinh hoạt tình dục của mình.

  1. Tôi mổ nang thoát vị đĩa đệm ( 4 nang), mổ xong tôi không đi vệ sinh được trong vòng 1 tuần ( gần như không có cảm giác bí tiểu tiện hay đại tiện gì cả). Tôi đã tiến hành phẫu thuật lại lần nữa nhưng kết quả vẫn không khả quan hơn là mấy. Tôi đang ở nhà và phải dùng tay để thông ống tiểu tiện cũng như đại tiện. Hiện giờ tôi đang rất bối rối không biết phải làm sao bây giờ?

Trả lời:

Mặc dù không rõ bạn mổ ở vị trí nào ( cột sống cùng – cụt hay cột sống thắt lưng – cùng…nên rất khó trả lời chính xác, tuy nhiên bạn vẫn nên điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu ( như chúng tôi đã nói trước đây). Trừ khi có dấu hiệu như teo cơ hay liệt…thì mới phải phẫu thuật.

Tuy bạn đã mổ 2 lần nhưng tiểu tiện không tự chủ, hơn nữa bạn không thể tiếp tục dùng tay để thông ống tiểu tiện được vì để lâu ngày sẽ có nguy cơ liệt cơ vòng bàng quang cũng như bị nhiễm trùng đường tiểu…Tốt nhất bạn nên đi khám lại ở khoa ngoại chỉnh hình ở bệnh viện lớn để được bác sĩ khám chữa và đưa ra sự tư vấn cụ thể.

  1. Tôi bị thoát vị đĩa đệm cách đây cũng được vài năm rồi, đến bệnh viện chụp MRI thì thấy bác sĩ thông báo đường kính ống sống là 9mm. Lần gần đây tôi có đi chụp lại thì lại cho kết quả ống sống là 12mm. Điều này thật kỳ lạ vì tôi đọc trên mạng chỉ thấy có hiện tượng hẹp ống sống chứ chưa bao giờ thấy có kiểu ống sống lại tăng diện tích lên như vậy cả. Hay là bệnh thoát vị đĩa đệm của tôi đã thuyên giảm nên đường kính ống sống tăng lên? Rất mong được giải đáp.

Trả lời:

Trước tiên bạn phải hiểu rằng ống sống được hình thành bởi xương cột sống. Vì vậy kích thước của nó không có chuyện dễ dàng bị thay đổi. Chụp MRI là để kiểm tra sự chèn ép đĩa đệm vào tủy sống, rễ thần kinh.

Tổng hợp các câu hỏi về bệnh thoát vị đĩa đệm ( Phần 3) 2

Kích thước 9 mm và 12 mm mà bạn xem được có thể bạn hiểu nhầm ở 2 xương sống khác nhau. Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thường là đau lưng, cơn đau lan xuống chân. Sẽ căn cứ vào phim chụp MRI chứ không phải là kích thước của đường kính ống sống để kết luận bệnh thoát vị đĩa đệm đang nhẹ hay nặng. Nếu như biểu hiện trên phim chụp MRI giảm thì có nghĩa là bệnh của bạn đang giảm và ngược lại trên phim chụp có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh nặng thì nghĩa là bệnh càng nặng hơn. Tốt nhất bạn nên nhờ bác sĩ chuyên khoa xương khớp xem và chẩn đoán cho chính xác, không nên tự ý xem như vậy sẽ dễ hiểu nhầm và điều trị thoát vị đĩa đệm không đúng cách.

Tổng hợp các câu hỏi về bệnh thoát vị đĩa đệm ( Phần 3)

  1. Cách đây gần chục năm bố tôi có bị mắc bệnh tiểu đường, năm vừa rồi mới mổ thoát vị đĩa đệm nữa. Lúc đi khám bệnh tiểu đường bác sĩ có dặn bố tôi là phải thường xuyên tập thể dục nhưng oái oăm thay bố tôi lại bị bệnh thoát vị đĩa đệm nữa, giờ xương cốt cũng lão hóa nhiều nên không vận động được mạnh nhiều, phải tập trung nghỉ ngơi thì lại dẫn đến tăng cân. Đi khám thì thấy mức đường huyết trong máu cũng đang bị dao động. Vậy giờ bố tôi phải luyện tập làm sao phù hợp cả 2 bệnh bây giờ?

Trả lời:

Trước mắt về vấn đề mức đường huyết trong máu không ổn định thì bạn có thể cho bố của bạn uống 1 số thuốc hạ đường huyết để không bị tăng cân.

Thứ 2 là vẫn có cách tập phù hợp giữa 2 bệnh này là người bệnh có thể tập luyện các bài tập thể dục trên giường ( một số bài viết trước đây của chúng tôi cũng có giới thiệu đến các bài tập này). Hoặc không thì bạn có thể hỏi ý kiến các chuyên gia về vật lý trị liệu hay bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình để được tư vấn cụ thể nhất.

  1. Tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở đốt thứ 5 và 6, tôi uống thuốc theo đúng như bác sĩ kê nhưng lại bị tác dụng phụ là đau bao tử. Cho tôi hỏi như vậy có nguy hiểm lắm không? Tôi phải dùng loại thuốc gì hay phải điều trị như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn.

Trả lời:

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được chia làm 2 dạng như sau:

-Nhóm bệnh lý tủy: Người bệnh sẽ có triệu chứng yếu liệt và tê mỏi chân tay cũng như toàn thân

-Nhóm bệnh lý rễ: Có những triệu chứng là tê và đau mỏi cổ vai gáy, các cơn đau sẽ lan xuống cánh tay và vai, làm cho người bệnh cử động vô cùng khó khăn.

Bình thường thì người bệnh vẫn nên điều trị bảo tồn. Còn khi bệnh lý tủy xảy ra thì người bệnh nên mổ. Người bệnh có thể tập vật lý trị liệu, xoa bóp bằng các bài tập để đạt kết quả tốt hơn. Người bệnh có thể kéo giãn cột sống cổ hoặc thực hiện một số phương pháp khác ví dụ như: chiếu tia hồng ngoại, từ trường, điện phân, ion…sẽ mang lại hiệu quả.

 Tổng hợp các câu hỏi về bệnh thoát vị đĩa đệm ( Phần 4) 1

Bạn phải lưu ý dùng thuốc kháng viêm theo hướng dẫn của bác sĩ bởi vì nếu như dùng không đúng cách nó có thể gây tác dụng phụ lên bao tử ( như của bạn là đau bao tử chẳng hạn ).

  1. Bố tôi năm nay gần 70 tuổi, khi thấy cụ có triệu chứng đau vai và cổ thì tôi có đưa cụ đến bệnh viện khám và chiếu chụp X quang thì được kết luận là:

-Hẹp đĩa đệm C5-C6

-Thân đốt sống xuất hiện gai incus C5-C6

-Độ cong cột sống: Giảm độ uốn cột sống.

-Cứng đốt sống: hẹp khe khớp sau.

Bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng là tôi bị thoát vị đĩa đệm C5- C6. Trước đây tôi có cho bố tôi uống Panadol Extra nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Vậy giờ tôi phải làm sao?

Trả lời:

Như bạn đã cung cấp thông tin kết quả chụp X quang là hẹp C5-C6 ( tức là xẹp đĩa đệm C5 – C6). Bệnh có liên quan đến đĩa đệm cột sống thì có nhiều bệnh khác nhau, ví dụ như thoái hóa bao xơ của đĩa đệm ( làm cho bao xơ bị nứt, tạo ra khe khở để nhân đĩa đệm chèn ép vào các rễ thần kinh hoặc tủy sống, gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm ), thoái hóa đĩa đệm, xơ hóa mâm sụn. Đĩa đệm bị giảm chiều cao, hư xương sụn cột sống, xơ hóa dưới sụn, vôi hóa nhân nhầy. Các biện pháp vật lý trị liệu chỉ là hỗ trợ điều trị tạm thời.

Ở phía trên tôi mới thấy bạn đi chụp mỗi X quang, bạn nên đi chụp MRI nữa để biết được chính xác tình trạng tổn thương cột sống cổ từ đó mới có phương pháp điều trị cụ thể.

Quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn duy trì bệnh và giai đoạn điều trị tấn công ( cấp tính ).

Đối với giai đoạn cấp tính:

-Sử dụng sóng ngắn để tạo nhiệt nóng giúp người bệnh chống phù nề, tăng cường chuyển hóa, chống viêm giảm đau.

-Người bệnh nên đeo nẹp cố định ở cổ và nằm nghỉ ngơi trên giường, không được thay đổi tư thế đột ngột. Có thể kê gối mỏng phía dưới đầu.

-Người bệnh có thể tập các bài tập nhẹ nhàng để co cơ đẳng trường.

-Dùng một số phương pháp nhiệt như: chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng bằng parafin.

-Có thể sử dụng một số dòng điện giảm đau, giảm co cứng cơ kết hợp với dòng điện Faradic và Gavanic có tác dụng dẫn truyền thuốc giảm đau vào vùng tổn thương, tăng xường quá trình khử cực.

Giai đoạn duy trì:

-Di động cột sống sản sinh chất nhờn cho khớp đốt sống, tăng cường lưu thông khí huyết làm cho đĩa đệm quay trở về vị trí cũ.

-Tùy vào tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như sức khỏe hiện tại mà các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ tiến hành kéo giãn cột sống, giúp giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép, làm cho các cơ co cứng được giãn nở, kéo nhân đĩa đệm không đúng vị trí quay trở lại vị trí cũ, mở rộng lỗ liên hợp cột sống.

-Hướng dẫn người bệnh tập một số bài tập vận động tập trung phần cơ lưng và cơ bụng để giữ cho cột sống vững chắc

4. Thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì? Nên dùng thuốc Đông y hay thuốc Tây?

Tôi 36 tuổi, bị đau lưng trong thời gian dài. Tôi đi khám, bác sĩ chẩn đoán tôi bị thoát vị đĩa đệm. Bác sĩ khuyên tôi cần được nghỉ ngơi và cần điều trị bằng vật lý trị liệu, kéo dãn cột sống nhưng nếu tôi làm theo phương pháp điều trị này phải mất rất nhiều thời gian. Vậy xin hỏi thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo như bạn nói thì bạn bị thoát vị đĩa đệm cột sống do tư thế xấu trong lao động. Việc điều trị thoát vị đĩa đệm cần phải có thời gian và kiên trì điều trị thì bệnh mới khỏi được, nếu không bệnh sẽ phát triển nặng hơn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn.

Về câu hỏi thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì của anh chúng tôi xin trả lời như sau: triệu chứng của bệnh có thể điều trị bằng thuốc đông y và thuốc tây y. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ được dùng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi nó có thể có hại, đặc biệt là thuốc tây y.

Thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì? Nên dùng thuốc Đông y hay thuốc Tây? 1

Về thuốc tây y, sẽ sử dụng các thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol, giảm đau chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam…có thể uống hoặc bôi hay tiêm tại chỗ. Các thuốc giãn cơ như mydocal được chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống. Có thể bổ sung các thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, B6,B12 các thuốc giảm đau thần kinh như neurontin. Nếu bệnh tình không đỡ, đau nhiều không đáp ứng được các loại thuốc thuốc trên, đặc biệt kèm theo phù tủy có thể dùng methyprednisolom đường tĩnh mạch liều cao, ngắn ngày, giảm liều nhanh nhưng phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và được theo dõi chặt chẽ các biến chứng. Lưu ý, các loại thuốc trên có thể ảnh hưởng tới dạ dày , chức năng của gan, thận…

Trong khi đó, thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm sẽ tập trung vào những bài thuốc với thành phần thảo dược được lấy từ tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Bao gồm các bài thuốc bôi, thuốc đắp kết hợp với thuốc uống. Một vài vị thuốc được sử dụng nhiều trong việc trị bệnh như cây ngải cứu, cây xương rồng, cây cẩu tích….

Thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì? Nên dùng thuốc Đông y hay thuốc Tây? 2

Với trường hợp của anh, trong thư anh gửi về cho nhà thuốc chưa nêu rõ nguyên nhân và tình trạng hiện tại của bệnh như thế nào nên không thể đưa ra lời khuyên cụ thể. Do đó, anh cần tới phòng khám chuyên khoa uy tín để thăm khám và được chẩn đoán chính xác lại. Các bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tốt nhất. Những thông tin chia sẻ ở trên hi vọng anh nắm được thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì và người bệnh không được  tự ý mua thuốc chữa bệnh. Chúc anh mau khỏe!

Trên đây là 3 phần gồm những câu hỏi quan trọng nhất về bệnh thoát vị đĩa đệm, nếu có còn các vấn đề hoặc thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.