Thoái hóa đốt sống cổ bệnh học là bệnh mãn tính, tiến triển chậm và hay gặp ở những người lớn tuổi. Bệnh gây nên thương tổn ở sụn khớp và đĩa đệm của cột sống cổ.

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ bệnh học

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trong đó tập trung chủ yếu ở các yếu tố sau:

Quá trình lão hóa của bộ phận tổ chức tế bào, sụn khớp, khớp và phần mềm quanh khớp.

Bộ phận sụn khớp phải chịu nhiều áp lực, sự quá tải trong thời gian dài.

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ bệnh học

Thoái hóa đốt sống cổ bệnh học được chẩn đoán thông qua dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh. Cụ thể như sau:

Triệu chứng lâm sàng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ gồm có nhiều biểu hiện khác nhau. Trong đó, bao gồm 4 hội chứng chính đó là: hội chứng đốt sống cổ, hội chứng rễ thần kinh cổ, hội chứng chèn ép tủy, hội chứng động mạch đốt sống. Ngoài ra, ở người bệnh còn có các biểu hiện là: tâm lý bất ổn, dễ cáu gắt, giấc ngủ bị rối loạn và khả năng lao động bị giảm. Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương những dấu hiệu trên sẽ xuất hiện riêng lẻ hoặc trong cùng thời gian.

Tổng quan thoái hóa đốt sống cổ bệnh học, chẩn đoán và điều trị bệnh 1

Trong khi đó, ở thể cận lâm sàng bệnh sẽ có những biểu hiện sau: X quang thoái hóa cột sống cổ sẽ thấy hiện tượng ở thân đốt sống có các gai xương, đường cong sinh lý bị mất, chiều cao của đĩa đệm và đốt sống bị giảm, hẹp phần lỗ liên hợp và đặc xương ở dưới sụn…. Khi chụp cộng hưởng từ phần cột sống cổ: xác định chính xác vị trí của khối thoát vị, rễ chèn ép và mức độ hẹp ống sống, thoái vị đĩa đệm cũng như phát hiện nguyên nhân gây bệnh. Thông qua kỹ thuật điện cơ sẽ đánh giá được tình trạng tổn thương của rễ dây thần kinh.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bệnh học

Tổng quan thoái hóa đốt sống cổ bệnh học, chẩn đoán và điều trị bệnh 2

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bệnh học cũng như bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm các phương pháp: nội khoa và phục hồi chức năng, ngoại khoa. Cụ thể là:

Đối với phương pháp nội khoa sẽ tập trung sử dụng các loại thuốc chữa trị triệu chứng của bệnh. Một số nhóm thuốc chủ yếu là: thuốc giảm đau kháng viêm non- steroid dùng theo đường uống hoặc bôi ngoài ra,thuốc giãn cơ, thuốc chống thoái hóa có tác dụng chậm, tiêm glucocorticoid cạnh cột sống, vitamin nhóm B và các loại thuốc khác. Thuốc có thể gây nên tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách và trong thời gian dài. Do vậy, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp phục hồi chức năng nhằm giảm đau và cải thiện khả năng vận động của các đốt sống cổ. Người bệnh cần tập luyện bài tập vận động của vùng cổ, nghỉ ngơi và sử dụng liệu pháp vật lý trị liệu.

Mổ thoái hóa cột sống chỉ được áp dụng đối với trường hợp: người bệnh có dấu hiệu rễ dây thần kinh, tủy sống bị chèn ép và có dấu hiệu nặng; đốt sống cổ bị trượt ở mức độ 3- 4 và phương pháp điều trị nội khoa, phục hồi chức năng bị thất bại sau khoảng 3 tháng áp dụng.

Thoái hóa đốt sống cổ bệnh học mặc dù có chiều hướng tiến triển chậm nhưng lại gây nên những biến chứng nguy hiểm. Do vậy, phòng ngừa bệnh bằng cách phát hiện và chữa trị dứt điểm các dị tật ở cột sống cổ cũng như tránh tư thế xấu, vận động hay chấn thương mạnh là rất quan trọng.