Trong tất cả các bệnh về khớp thì bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nhất. Theo một thống kê thì bệnh này chiếm tỷ lệ từ 0,5-3% dân số toàn thế giới. Ở việt nam nó xảy ra khoảng 80% ở phụ nữ độ tuổi 35-50 tuổi. Với một bệnh lý khó điều trị như vậy thì bạn nên tìm hiểu về các thông tin dưới đây để biết cách chữa trị cũng như phòng ngừa

1. Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì

Là tình trạng các màng dịch ở một vài khớp xương trở nên dày và bị viêm dẫn đến các khớp bị cơ cứng, tấy đỏ và sưng đau. Sau một thời gian các phần viêm sẽ lan xuống cả phía dưới làm biến dạng xương. Hay nói cách khác nó là một dạng đặc biệt của bệnh viêm khớp

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp

-Người bệnh mang yếu tố di truyền có liên quan đến kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4

-Người bệnh sống trong môi trường ẩm thấp, bị nhiễm lạnh nên cơ thể bị suy yếu mệt mỏi

-Do hệ thống bạch cầu hoạt động quá nhiều và không phân biệt được tế bào cơ thể với các tác nhân gây bệnh nên nó tự tấn công lại cơ thể người và gây ra bệnh liên quan đến khớp. Do đó người ta xếp nó vào dạng bệnh tự miễn.

-Liên quan đến tuổi ( 70% gặp ở người trên 30 tuổi ) và giới tính ( gặp 80% ở nữ ).

-Còn một nguyên nhân nữa là do vi khuẩn, virus gây nên.

3. Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp:

-Những khớp hay bị đau là ở ngón tay, khuỷu tay, cổ tay…

-Người bệnh luôn cảm thấy chán ăn, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi

-Lúc cấp tính thì vùng khớp bị viêm sưng, nóng đỏ khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu còn khi bệnh đã mãn tính thì các dấu hiệu này không rõ ràng, chỉ đau và sưng ở những khớp bị viêm và di chuyển nhiều lần.

-Cơn đau hay xuất hiện vào mùa đông và vào buổi sáng, có thể hết sau nửa tiếng nhưng lặp lại nhiều lần về sau.

-Viêm gân và bao gân quanh khớp.

-Bao khớp phình to

-Xuất hiện hạt có đường kính 5-15mm trên các khớp khuỷu tay, gối, cổ tay. Những hạt này không gây đau cho người bệnh.

-Viêm mao mạch làm ban đỏ lòng bàn tay và gan bàn chân

-Tràn dịch màng phổi, rối loạn thần kinh thực vật, xương bị vôi gãy…

-Khó vận động do bị teo cơ

Tổng quan thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp và cách chữa trị 1

4. Biến chứng của bệnh

-Làm gia tăng nguy cơ bị bệnh tim lên gấp 4 lần: 15% bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có biến chứng về tim mạch có nguy cơ bị đột tử do bệnh mạch vành cao hơn những người không mắc bệnh. Vì vậy mới có câu nói: bệnh khớp nó đớp vào tim.

-Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ thì các loại thuốc điều trị viêm khớp có thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thận của người bệnh.

-Khi bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng viêm thì sức đề kháng sẽ bị suy giảm nên dễ bị nhiễm trùng.

-Các khớp sẽ bị hủy hoại theo tính chất đối xứng nên bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn. Về lâu dài nếu không điều trị kịp thời thì các khe khớp này sẽ khép lại và sẽ gây biến dạng khớp và làm mất đi chức năng của khớp, từ đó bệnh nhân sẽ gần như không vận động được nữa. Vào giai đoạn cuối của bệnh còn các biến chứng khác nguy hiểm hơn nữa là dính khớp, biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí là tàn phế.

-Viêm khớp dạng thấp còn gây ra viêm mạch máu: là sự biến đổi của mạch máu như suy yếu, thu hẹp và sẹo hay dày lên. Nó làm cho người bệnh bị suy giảm chức năng đột ngột của phổi, bị lở miệng, viêm các động mạch nuôi ruột non và mắc bệnh dây thần kinh.

-Nó còn gây biến chứng làm tổn hại đến da của người bệnh như bị phồng rộp da, loét da, tạo nên các mảng hồng phát ban, da bị lở loét. Thông thuwofng hay xảy ra ở gần khu vực các khớp và ở dưới móng ngón tay và ngón tay.

-Sinh non hoặc vô sinh: viêm khớp dạng thấp làm cho phụ nữ gặp nguy cơ sinh non cao hơn lúc thường và 25% người mắc bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc thụ thai.

-Cuối cùng, bệnh viêm khớp dạng thấp còn làm cho người bệnh bị xơ mô kẽ phổi hay tăng áp phổi. Tỷ lệ người bị biến chứng là bệnh phổi chiếm khoảng từ 10-20% người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

5. Phương pháp điều trị:

Việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp chủ yếu sẽ dùng thuốc để kiểm soát tiến trình bệnh và kiểm soát viêm dưới dạng thành tố sinh học, DMARDs và Steroid. Nếu dùng thuốc không có tác dụng thì bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật.

Kết hợp giữa vật lý trị liệu phục hồi chức năng, nội khoa và ngoại khoa.

Sau khi đã kiểm soát được bệnh, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp sau để tránh làm bệnh tái phát:

-Bôi thuốc tây kết hợp với nghỉ ngơi để giảm đau.

-Thuốc tiêm khớp, thuốc ngăn hệ miễn dịch

-Dùng thuốc giảm đau không có Steroid như lbuprofen và thuốc chống viêm.

-Dùng các phương pháp cơ học như Chiropractic

Bệnh viêm khớp dạng thấp được đánh giá là rất khó chữa, kéo dài hàng chục năm, thậm chí là cả đời nên người bệnh phải kiên trì điều trị. Chúng tôi khuyến cáo bạn nên đi khám ở bệnh viên ngay và luôn nếu thấy mình có dấu hiệu bắt đầu mắc bệnh, nhất là bạn đã ngoài 30. Bệnh nhân cũng nên tập luyện để tăng cường cơ bắp hỗ trợ quanh khớp cũng như điều trị bằng thuốc, ăn uống đủ chất để phòng ngừa bệnh.