Khuỷu tay giữ vai trò quan trọng trong cử động của khớp tay. Tuy nhiên nó cũng là bộ phận rất dễ bị thoái hóa. Thoái hóa khớp khuỷu tay xảy ra khi bề mặt của lớp sụn khớp bị tổn thương hoặc bị ăn mòn.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay

Cũng như nhiều bệnh thoái hóa khớp khác, thoái hóa khớp khuỷu tay do nhiều tác nhân khác nhau. Trong đó, tập trung chủ yếu do các yếu tố sau:

Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay 1

Chấn thương: Phần lớn người bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay đều có tiền sử bị chấn thương ở bộ phận khuỷu tay dẫn tới hiện tượng khớp bị trật hoặc nứt bề mặt.

Dây chằng bị tổn thương là nguyên nhân khác dẫn tới sự hình của bệnh. Tổn thương dây chằng khiến cho cấu trúc, chức năng của bộ phận khuỷu tay hoạt động mất cân bằng, không giữ được tính ổn định khiến cho các khớp bị thoái hóa ngay cả khi phần bề mặt của khớp không có hiện tượng hư hỏng hoặc ăn mòn.

Khuỷu tay vận động quá sức và yếu tố tuổi tác là một nguyên nhân khác gây nên bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay. Điều này xuất phát từ tính chất nghề nghiệp hoặc các hoạt động thể dục thể thao quá sức và quá trình lão hóa của cơ thể khi tuổi tác càng cao.

Biểu hiện thoái hóa khớp khuỷu tay

Bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay có các triệu chứng đặc trưng là:

Xuất hiện những cơn đau chủ yếu tại khớp khuỷu tay. Đây là dấu hiệu nhận thấy đầu tiên của bệnh.

Khớp mất khả năng vận động sau một thời gian bệnh hình thành và tiến triển.

Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay 2

Tê các ngón tay, đặc biệt là ngón trỏ và ngón đeo nhẫn khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Nguyên nhân là do: khuỷu tay bị sưng và hệ thống dây thần kinh bị chèn ép giới hạn khả năng hoạt động của toàn bộ cánh tay.

Sưng, cứng khớp cũng là một triệu chứng mà bất cứ bệnh nhân nào cũng có thể gặp phải. Cứng khớp chủ yếu vào buổi sáng sau khi người bệnh ngủ dậy.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay

Điều trị bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay bằng nhiều biện pháp khác nhau. Ngoài những loại thuốc tân dược chữa trị triệu chứng của bệnh bạn cũng có thể tham khảo sử dụng bài thuốc đông y chữa thoái hóa khớp. Đặc biệt, ở giai đoạn nặng và khi áp dụng biện pháp nội khoa không cho kết quả chuyển biến tích cực người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Trong đó có phẫu thuật nội soi khớp và phẫu thuật thay khớp.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý tới thực phẩm dinh dưỡng cần bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày kết hợp với bài tập vận động phù hợp. Đây là yếu tố quan trọng để hỗ trợ các phương pháp điều trị bệnh có những kết quả khả quan.

Bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay là một trong rất nhiều bệnh lý khác của thoái hóa khớp. Để kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn, mỗi người cần nâng cao ý thức chủ động phòng ngừa bệnh bằng biện pháp khác nhau.