Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở hay sau khi sinh xong thì thường xuyên mắc bệnh có tên là viêm khớp cùng chậu, bệnh này có biểu hiện đau gần thắt lưng nên nhiều người rất dễ hiểu nhầm với các bệnh khác như thoái hóa cột sống hay đau thần kinh tọa. Vì vậy bạn cần phải hiểu rõ bệnh viêm khớp cùng chậu là gì? Triệu chứng của nó ra sao thì mới điều trị đúng cách được. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn tổng quan về bệnh viêm khớp cùng chậu.

1. Bệnh viêm khớp cùng chậu là gì

Vùng xương nằm phía sau 2 xương cánh chậu và tiếp giáp giữa xương cùng cụt dưới cột sống thắt lưng, giữa 2 mông chính là khớp cùng chậu. Viêm khớp cùng chậu có thể hiểu rất đơn giản theo tên gọi của nó là 2 khớp cùng chậu bị viêm, teo cơ mông và tạo ra cảm giác đau ở vùng cột sống thắt lưng cùng giữa 2 mông.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp cùng chậu

Người bệnh bị khí hư, viêm đường tiết niệu hay gặp ở phụ nữ trong độ giai đoạn mang thai do vệ sinh không kỹ trong những ngày bị hành kinh. Thai nhi chèn ép bàng quang khiến việc bài tiết nước tiểu khó khăn hoặc chèn ép tiểu khung khiên máu lưu thông kém gây ứ đọng, từ đó nhiễm khuẩn vùng sinh dục tiết niệu và ảnh hưởng đến khớp cùng chậu. Do khớp cùng chậu là khớp bán động nên khi phụ nữ chuyển dạ thai lọt xuống sẽ làm căng khớp cùng chậu, từ đó sẽ càng dẫn đến tình trạng viêm khớp cùng chậu.

Ngoài ra người bị viêm khớp cùng chậu còn do một số nguyên nhân khác như viêm cột sống dính khớp, việm xương khớp cột sống hay viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến, bệnh Crohn ( hay còn gọi là viêm- đại trực tràng chảy máu tự miễn ) và 1 số bệnh đường ruột khác.

Tổng quan về bệnh viêm khớp cùng chậu là gì và cách điều trị 1

3. Biển hiện của bệnh viêm khớp cùng chậu

-Buồn nôn, sốt rét, đi vệ sinh đau, bụng dưới đau âm ỉ, khi quan hệ tình dục cũng đau, âm đạo chảy máu bất thường hoặc tiết dịch mùi. Sau khi đi khám thì phát hiện ra là bị đau túi cùng âm đạo hoặc đau cổ tử cung.

-Người bệnh bị đau nhức đến mức không ngủ được

-Đau nhiều ở mông, thắt lưng, đùi hoặc háng

-Viêm cổ tử cung hay viêm vòi trứng, có thai ngoài tử cung, tắc vòi trứng gây vô sinh ( đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở ).

-Khi đi vệ sinh cũng bị đau.

-Phía sau khung chậu có cảm giác nóng bỏng hoặc cứng.

-Người bệnh hay có nhiều tâm trạng lo âu hoặc buồn rầu.

4. Biến chứng:

-Nếu để lâu thì có thể gây ra nhiều biến chứng như teo cơ đùi, mông, đau dây thần kinh tọa

-Người bệnh cảm thấy rất khó chịu, vận động khó khăn nhưng xoay người hay cúi xuống, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc cũng như đời sống cá nhân.

-Với người bệnh là nữ thì bệnh nhân có thể sẽ bị dính khớp, tức là khung xương chậu không thể giãn ra được để sinh nở và phải mổ đẻ.

5. Chẩn đoán:

Bác sĩ sẽ dùng các nghiệm pháp sau để chẩn đoán, nếu như có 3 nghiệm pháp mà bị dương tính thì chứng tỏ bệnh nhân bị viêm khớp cùng chậu:

-Nghiệm pháp FABER

-Nghiệm pháp giãn khung chậu

-Nghiệm pháp Gaenslen.

-Nghiệm pháp đẩy lùi

-Nghiệm pháp ép khung chậu

Còn 1 phương pháp khác nữa để chẩn đoán là tiêm khớp cùng chậu:

Dưới sự hướng dẫn của X quang, bác sĩ sẽ tiêm thuốc lidocain vào khớp cùng chậu, nếu người bệnh có cảm giác hết đau hoặc đỡn hơn chút thì chứng tỏ người bệnh bị viêm khớp cùng chậu.

6. Cách điều trị bệnh viêm khớp vùng chậu

Có thể dùng các phương pháp dưới đây để điều trị viêm khớp cùng chậu:

Điều trị nội khoa:

-Tùy theo chỉ định của bác sĩ mà người bệnh có thể tiêm hoặc uống các loại thuốc viêm không steroid như Meloxicam, Diclofenac, Celecoxib hay Piroxicam.

-Các thuốc giảm đau thuộc nhóm floctafenine hay acetaminophen giảm đau rất hiệu quả nhưng chống chỉ định với người bị bệnh gan.

-Nếu người bệnh không bị nhiễm trùng mà các loại thuốc không steroid không có tác dụng thì có thể tiêm corticoid như methyl prednisolon, betamethasone, hydrocortison cách nhau khoảng 10 ngày và chỉ được tiêm tối đa 2 lần.

-Còn nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sinh dục thì nên cho dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai thì nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh an toàn như Macrolid hay Beta lactam…

Vật lý trị liệu:

-Chiếu tia sóng ngắn hoặc tia hồng ngoại vào vùng khớp cùng chậu.

-Để giúp cho xương vùng chậu được co giãn linh hoạt thì người bệnh cần tập thể dục thường xuyên

-Mát xa xong chườm lạnh/ ấm ngày 2 lần.

7. Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp cùng chậu ở nữ giới:

-Nên đi khám và chữa trị ngay các bệnh phụ khoa hay gặp ở nữ giới như viêm tử cung, viêm âm đạo…

-Đề phòng bệnh viêm đường tiết niệu bằng cách uống nhiều nước.

-Xử lý các chấn thương do dập nứt niệu đạo, chấn thương vùng đáy chậu gây viêm nhiễm

-Trong thời kỳ hành kinh thì nên giữ gìn vệ sinh cẩn thận.

Ngay khi phát hiện ra những triệu chứng như đau vùng thắt lưng, đau khi đi vệ sinh, ra máu…đặc biệt là ở phụ nữ sau khi sinh nở hoặc đang mang thai thì cần đến bệnh viện để khám và chữa trị ngay để tránh các biến chứng xấu như teo cơ, dính khớp. Ngoài ra bạn phải tích cực điều trị phương pháp nội khoa, vật lý trị liệu, ăn uống điều độ và xử lý các bệnh có liên quan để có thể xử lý triệt để được bệnh viêm khớp cùng chậu.