Hiện nay khi con người càng về già thì quá trình tái tạo xương càng chậm lại còn quá trình phá hủy xương lại càng nhanh, dẫn đến con người hay mắc phải các bệnh như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp hay gút và có triệu chứng tràn dịch khớp gối, nó vô cùng nguy hiểm nếu như không được chữa trị ngay và luôn. Căn nguyên của bệnh cũng như phương pháp chữa trị bạn có thể đọc qua bài viết sau:

  1. Tràn dịch khớp gối là gì

Nó là tình trạng khớp gối phải chịu nhiều trọng lượng của cơ thể hoặc bị chấn thương, nhiễm khuẩn dẫn đến khớp gối bị tràn dịch quá nhiều. Từ đó xảy ra các thương tổn trong khớp gối như sưng to, phù nề, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động. Nếu như người bệnh chủ quan không chữa trị ngay thì sẽ không chỉ bị khó vận động mà các khớp sẽ bị phá hủy nặng nề nữa.

  1. Nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp gối

-Người già nhưng vẫn còn chơi các môn thể thao như bóng rổ hay bóng đá

Sự nguy hiểm của tràn dịch khớp gối? Cách phòng và chữa trị căn bệnh này 1

-Nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là nhiễm khuẩn ở khớp gối do người bệnh bị thương hay bị bệnh nào đó gây ra

-Người có trọng lượng cơ thể quá lớn cũng sẽ dồn trọng lực xuống khớp gối từ đó làm cho khu vực khớp gối bị chấn thương và tràn dịch

-Người bệnh bị chấn thương hoặc bị tai nạn như vấp ngã cầu thang, tai nạn giao thông, vấp ngã vào các vật dụng trong nhà.

  1. Triệu chứng của tràn dịch khớp gối

-Người bệnh có thể sốt do nhiễm khuẩn do tràn dịch khớp gối gây nên. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả như xơ cứng khớp, dính khớp, làm cho người bệnh không thể cử động được.

-Xem ở 2 bên gối thì thấy có 1 bên bị sưng to do tràn dịch khớp gối gây ra.

-Do lượng dịch bên trong khớp gối tràn ra làm khớp khó vận động nên người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.

-Nếu như tràn dịch quá nhiều thì người bệnh sẽ khó khăn trong việc đi lại.

  1. Chẩn đoán tràn dịch khớp gối

-Để xác định tình trạng do bệnh viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn hay bệnh gút, bệnh ưa chảy máu thì có thể dùng phương pháp xét nghiệm máu…

-Chụp X quang sẽ phát hiện ra các tổn thương của 1 số bệnh như bệnh u xương, gãy xương, thoái hóa khớp, trật khớp…

-Để xác định dịch khớp liệu có liên quan đến các bệnh lý như nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra, bệnh lý ưa chảy máu, tinh thể gây ra bệnh gút hoặc giả gút hoặc xem dịch khớp có máu hay không thì cần chọc hút dịch khớp.

-Chụp MRI ( chụp cộng hưởng từ ) có thể phát hiện ra được các thương tổn của phần mềm khớp gối hay trong xương như gân, sụn chêm, sụn khớp, dây chằng.

  1. Cách điều trị tràn dịch khớp gối

Tùy theo nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp gối mà cách điều trị cũng sẽ khác nhau:

Nếu như nguyên nhân do các bệnh như viêm màng bao hoạt dịch, viêm khớp dạng thấp, u khớp, thoái hóa khớp gối, các dạng nang bao hoạt dịch khớp…thì có thể cho người bệnh dùng thuốc tây y và thuốc Đông y.

-Một số thuốc Tây y có thể sử dụng là:

+Thuốc kháng sinh: sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn.

+Thuốc giảm đau dùng để kìm hãm các cơn đau do tràn dịch khớp gối gây ra.

+Có thể cho người bệnh tiêm trực tiếp vào khớp gối hoặc uống thuốc kháng viêm Corticosteroids. Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

-Còn nếu như do các tác nhân vật lý như bị tai nạn hay chấn thương thì có thể phẫu thuật hay can thiệp xâm lấn

-Phẫu thuật sẽ xử lý được tối ưu nguyên nhân gây ra tình trạng tràn dịch khớp gối và giúp người bệnh có thể vận động được như bình thường. Chỉ định phẫu thuật khi người bệnh bị tổn thương thoái hóa khớp gối.

Sự nguy hiểm của tràn dịch khớp gối? Cách phòng và chữa trị căn bệnh này 2

-Để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh thì sẽ nội soi khớp, từ đó có thể chữa trị tận gốc được bệnh. Phương pháp nội soi khớp có thể sửa chữa được tổn thương của dây chằng, sụn hay thoái hóa khớp. Ngoài ra có thể giảm áp lực bằng cách chọc hút dịch khớp kết hợp điều trị tiêm corticosteroids.

  1. Phòng bệnh tràn dịch khớp gối

-Bệnh nhân có thể đeo nẹp khớp gối kết hợp với uống thuốc theo đúng yêu cầu của bác sĩ.

-Người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh tối đa vì sẽ làm cho tình trạng tràn dịch khớp gối nặng thêm.

-Người bị béo phì nên tập giảm cân để hạn chế dồn trọng lượng lên khớp gối. Nếu được nên tập luyện theo các bài tập mà chúng tôi hướng dẫn lần trước

-Nếu như người bệnh bị chấn thương khớp gối thì có thể dùng biện pháp kê cao chân và chườm đá, nó sẽ giúp cho máu được lưu thông tốt, giảm thiểu tình trạng sưng đau.

-Người bệnh nên chú trọng tập luyện cơ đùi vì nó mới giúp cho việc vận động khớp gối được dễ dàng.

-Có thể chơi thể thao như bóng chày, bơi lội hay tập thể dục nhẹ nhàng như đạp xe đạp chẳng hạn cũng là cách để vừa hạn chế béo phì, vừa giúp cho quá trình lưu thông máu trong khớp gối diễn ra dễ dàng.

-Nên tái khám định kỳ nửa năm một lần để theo dõi tiến triển của các bệnh như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp hay gút.