Trong bài viết về lao xương khớp lần trước chúng tôi cũng có thống kê ra bệnh lao cột sống chiếm 1 tỷ lệ cao nhất ( khoảng 70% ) nên chúng tôi sẽ có bài viết riêng về vị trí tổn thương này. Về cơ bản nó cũng có những triệu chứng chung của lao xương khớp, nhưng cách chẩn đoán thì tùy từng trường hợp sẽ có sự khác biệt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây nhé.

1. Lao cột sống là như thế nào?

Lao cột sống ( hay còn gọi là bệnh Pott ). Một số thông tin về thể lao này như sau:

+ Vị trí tổn thương hay gặp sẽ là: vùng thắt lưng 15-30%, vùng lưng 60-70%, vùng cổ 5%, còn vùng cụt thì ít khi gặp.

+ Nó được phát hiện vào năm 1779 và chiếm đến 70% trong số thể lao xương khớp và hay gặp ở độ tuổi 16-45.

+ Khoảng 20% người bệnh lao cột sống bị tổn thương từ 3 đốt sống trở lên và 70% bị tổn thương 2 đốt sống. Ít có trường hợp bị tổn thương ở mỏm gai ( bệnh lao cột sống phần sau ) và tổn thương lao ở phần cung sau. Còn lại đa số bị tổn thương ở phần thân đốt sống ( lao cột sống phần trước ) và ở phần đĩa đệm.

-Giai đoạn khởi phát

Lâm sàng

Triệu chứng cơ năng:

+ Một bên hoặc 2 bên của nhánh rễ thần kinh bị tổn thương. Nếu vùng đau lưng bị tổn thương thì cơn đau sẽ lan xuống dưới theo dây thần kinh hông to hoặc theo đường đi của dây thần kinh đùi. Còn nếu đau ở cổ thì sẽ lan xuống cánh tay. Cơn đau sẽ kéo dài trong nhiều ngày và ngày một trầm trọng hơn.

+ Tùy theo trường hợp mà các cơn đau cột sống sẽ tăng giảm khác nhau, tuy nhiên khi được nghỉ ngơi thì người bệnh sẽ thấy đỡ đau hơn.

Triệu chứng thực thể:

+ Trục cột sống thẳng chưa bị vẹo, khối cơ 2 bên co cứng. Khi người bệnh làm các động tác ( nghiêng người, cúi xuống, quay người, ngửa ra ) thì những chỗ bị tổn thương không được mềm mại và chỗ tổn thương bị cứng đờ. Không thấy lồi cột sống nhưng khi chạm vào vùng xương bị tổn thương thì thấy đau rõ ràng.

+ Nhiễm độc mãn tính: người bệnh lao cột sống bị gầy sút cân, các cơn sốt kéo dài, hay bị ra mồ hôi trộm, mệt mỏi ăn ngủ kém, da xanh tái.

Cận lâm sàng:

+ Phần mềm quanh đốt sống đậm hơn so với xung quanh.

+ Chụp X quang phải chụp cột sống nghiêng và thẳng thì mới nhận xét chính xác được. Khi xem trên phim nghiêng ta sẽ thấy hình đĩa đệm hẹp hơn so với đốt dưới và đốt trên một cách rõ ràng nhất.

+ Xét nghiệm máu sẽ thấy tốc độ lắng máu tăng mạnh.

+ Đường viền đốt sống bị tổn thương mờ nhạt, kém đậm hơn so với các đốt khác

+ Sinh thiết đốt sống bằng phẫu thuật, kim để chẩn đoán giải phẫu vi khuẩn và bệnh.

+ Ở phần trước và mặt trên của thân đốt sống sẽ bị phá hủy nhẹ.

+ Phản ứng Mantoux sẽ cho kết quả dương tính.

+ Trong những trường hợp phải chụp cắt lớp có thể thấy hình khuyết ở thân đốt sống.

Triệu chứng của lao cột sống và hướng dẫn chuẩn đoán cùng cách chữa trị 1

Giai đoạn toàn phát:

Lâm sàng

Triệu chứng cơ năng:

+ Người bệnh lao cột sống bị hạn chế vận động ( ngửa, cúi, quay, nghiêng )

+ Đau lan kiểu rễ rất rõ. Ngày càng đau cố định 1 vùng.

Triệu chứng thực thể

+ Đĩa đệm và đốt sống bị phá hủy nặng dẫn đến chèn vào tủy sống khiến người bệnh bị liệt ( thường là ở 2 chi dưới ). Người bệnh sẽ bị rối loạn cơ tròn và mất dần cảm giác thông thường.

+ Cột sống sẽ bị vẹo sang một bên, trường hợp khác thì đốt sống bị lồi ra phía sau.

+ Có triệu chứng lao ở nhiều bộ phận khác: nội tạng, màng, hạch…

+ Người bệnh ăn ngủ kém, da xanh tái, sốt kéo dài thường xuyên, gầy sút cân…là những triệu chứng của nhiễm độc mãn tính.

Cận lâm sàng

Chụp X quang

+ Xem trên phim nghiêng thấy phần trước thân đốt sống tạo hình chêm và tụt ra phía sau do bị phá hủy nhiều. Độ gù của cột sống sẽ được đo bằng góc Konstam – Blerovaky. Góc này được tạo nên bởi 2 mặt khớp của đốt sống dưới và trên.

+ Xem trên phim thẳng, quanh vùng tổn thương thấy hình áp xe lạnh.

+ Tìm vi khuẩn lao bằng cách hút mủ áp xe lạnh.

+ Phản ứng Mantoux cho thấy dương tính.

+ Xét nghiệm máu cho thấy tốc độ lắng máu cao.

Giai đoạn cuối:

+ Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì tổn thương sẽ lan rộng sang các nội tạng khác và chèn ép vào tủy. Từ đó sẽ gây nhiễm trùng và biến chứng thần kinh đe dọa tính mạng người bệnh.

+ Ngược lại nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời thì sau 1-2 năm cột sống sẽ dính lại các tổn thương sẽ không phát triển nữa, tái tạo dần vùng phá hủy, áp xe cũng được thu hẹp lại. Người bệnh sẽ chỉ bị hạn chế vận động và gù lưng.

2. Chẩn đoán lao cột sống:

Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định dựa trên dấu hiệu cận lâm sàng, lâm sàng và các yếu tố như đã nêu trên.

Chẩn đoán phân biệt

+ Người bệnh lao cột sống bị liệt sớm, cơ thể bị suy sụp ngày càng tăng.

+ Giai đoạn di căn: Người bệnh bị ung thư cột sống thứ phát hoặc nguyên phát.

+ Phản ứng Mantoux cho kết quả thường âm tính.

+ Kể cả khi nghỉ ngơi và không vận động thì người bệnh vẫn cảm thấy đau.

+ Người bệnh lúc sốt lúc không, thấy được khối u di căn ở nơi khác còn không thấy cột sống lồi ra sau.

+ Thấy được tế bào ung thư thông qua sinh thiết tổn thương xét nghiệm.

+ Chụp X quang sẽ thấy khe liên đốt sống không hẹp, đốt sống nham nhở, đốt sống sẽ lún đều chứ không hẹp hình nêm, đốt sống bị khuyết 1 phần thân xương.

Ở bài viết này chúng tôi tạm thời chưa đề cập đến cách điều trị của lao cột sống. Cách điều trị của lao cột sống cũng như các bệnh lao khác sẽ được chúng tôi cập nhật ở bài viết sau, bạn có thể chú ý đón đọc để bổ sung thông tin cần thiết cho mình.