Ở bài viết trước chúng tôi có nói đến nguyên nhân cũng như chẩn đoán bệnh đau thắt lưng thì ở bài viết này chúng tôi sẽ nói về triệu chứng lâm sàng cũng như chẩn đoán của căn bệnh này để bạn đọc có thể nắm rõ hơn.

1. Triệu chứng lâm sàng do các nguyên nhân đặc biệt

Bệnh đau thắt lưng ít khi diễn biến cấp tính, đa số là diễn biến mãn tính, khi sờ nắn khối cơ chung thắt lưng thì sẽ thấy đau, khám thấy giảm vận động cột sống, không thấy có dấu hiệu tổn thương rễ thần kinh hoặc cột sống. Bệnh đau thắt lưng thường làm cho người bệnh có cảm giác khó chịu, đau cơ chung thắt lưng, béo phì, mệt mỏi do giảm trương lực cơ, tư thế không thuận lợi.

-Bệnh đau thắt lưng do viêm cột sống dính khớp:

Đau do bệnh xương thường khó mô tả. Với bệnh loãng xương thường không bị đau trừ khi vẹo cột sống do quá tải cơ học vùng thắt lưng hay gẫy xẹp thân đốt sống. Còn đối với nhuyễn xương thì giảm nồng độ phốt phát huyết thanh, tăng phốt phát kiềm, hơi khó xác định vị trí gây đau chính xác, có thể chẩn đoán bệnh thông qua hình ảnh giả gãy xương trên phim X quang. Bệnh Paget thường thoái hóa khớp sớm do xương không được tái tạo hoặc tổn thương xương, gãy xương bệnh lý dẫn đến đau thắt lưng và vùng cùng chậu. Hình ảnh chụp X quang của bệnh là phì đại xương, tăng cản quang vỏ xương, kèm theo đó là tăng đồng độ phốt phát kiềm.

-Bệnh đau thắt lưng do cân cơ, viêm bao gân, viêm xơ lan tỏa:

Người bệnh sẽ bị đau các điểm bám gân cơ vào xương ví dụ như trên mào chậu, điểm gai chậu sau trên. Cơn đau có thể xuất hiên cơ cạnh sống, cơ mông và vùng trên xương chậu. Thăm khám thì người bệnh xác nhận có ngày đau, có ngày không đau, các cơn đau cũng thay đổi thất thường theo thời tiết và hay đau ở các điểm bám gân. Các loại thuốc giãn cơ lại không có nhiều tác dụng trong việc giảm đau tại điểm bám của gân cơ nhưng lại có tác dụng giảm đau chung tại vùng cơ tổn thương. Còn Aspirin hay thuốc chống viêm không steroid lại không có nhiều tác dụng giảm đau với liều thông thường, trong khi đó gây tê tại chỗ và tiêm corticoid tại chỗ lại có tác dụng giảm đau tức thì.

-Đau thắt lưng lan từ các vị trí khác do nhiều nguyên nhân: Trong ổ bụng, lồng ngực, hố chậu hoặc sau phúc mạc.

-Bệnh đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm:

Người bệnh thường phải hạn chế các hoạt động cá nhân như cúi, đi bộ, ngồi xổm, hay phải nằm nghiêng về 1 bên để không bị tổn thương, kể cả khi rặn để đi đại tiện hay hắt hơi cũng bị đau. Người bệnh sẽ mất khả năng vận động cũng như các cơn đau rất dữ dội sẽ lan xuống cẳng chân và mặt sau đùi theo vùng phân bố cảm giác của rễ thần kinh. Mức đĩa đệm thoát vị cũng có liên quan đến các dấu hiệu thần kinh. Lúc người bệnh ngồi xuống cũng làm đau từ vùng thắt lưng và lan xuống các rễ thần kinh.

-Bệnh đau thắt lưng do áp xe ngoài màng cứng:

Sau khi viêm động mạch nhỏ do nhiễm khuẩn khu trú thì mới dẫn đến đau lưng và xuất hiện hội chứng tổn thương rễ thần kinh.

Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm phát hiện bệnh đau thắt lưng 1

-Đau thắt lưng do các nguyên nhân khác:

Khám thực thế sẽ thấy đau khi gõ vào cột sống, các cơ cạnh sống bị đau co cứng, người bệnh cảm thấy khó vận động. Viêm xương-tủy xương của thân đốt sống gây ra các triệu chứng sốt rét run và đau thắt lưng. Vào giai đoạn đầu của bệnh thì chụp X quang gần như vô tác dụng, khó phát hiện được bệnh. Chụp nhấp nháy gallium hay technetium cũng đều cho kết quả dương tính.

Các bệnh ác tính di căn cột sống như ung thư phế quản- phổi, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư thận, ung thư tuyến giáp làm cho đau rễ thần kinh, đau lưng và các thần kinh khác bị rối loạn. Bệnh đa u tủy cũng có biểu hiện đau lưng. Khi gõ gai sống mà người bệnh thấy đau là dấu hiệu tương ứng với vùng thân đốt sống bị tổn thương. Chụp ảnh X quang sẽ thấy mất chất vôi lan tỏa ở xương sọ hoặc xương chậu hay thấy các ổ tiêu xương hình bóng bay. Khối u ác tính sẽ thường di căn vào xương. Ung thư tuyến tiền liệt đa số di căn vào xương chậu và cột sống thắt lưng và tăng nồng độ Prostate-specific antigen ( PSA ), tăng acid phốt phát.

2. Xét nghiệm bệnh đau thắt lưng:

-Sử dụng các xét nghiệm sau để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng đau thắt lưng: Phốt phát kiềm tăng trong 1 số bệnh xương ( u xương, bệnh paget, bệnh rối loạn chuyển hóa xương, đa u tủy ). Lưu ý với những người già bị loãng xương hoặc loãng xương sau mãn kinh thì phốt phát kiềm sẽ trong giới hạn bình thường.

-Các bệnh như viêm đường tiết niệu, sinh dục, viêm đại tràng, bệnh thận đều có liên quan đến bệnh cột sống thể huyết thanh âm tính có biểu hiện đau thắt lưng. Vì vậy cần làm xét nghiệm nước tiểu và phân.

-PSA: Prostate specific-antigen: Phốt phát acid và kháng nguyên tuyến tiền liệt sẽ tăng trong các bệnh về cột sống và ung thư tuyến tiền liệt di căn. Để giúp phân biệt được đau thắt lưng do viêm và u xương với nguyên nhân cơ học thì cần xét nghiệm tốc độ lắng máu

-Xét nghiêm HLAB27 không có nhiều giá trị chẩn đoán vì nhiều người bình thường cũng có HLAB27 dương tính nhưng tỷ lệ ít hơn. Ngược lại những người bị bệnh cột sống thể huyết thanh âm tính, ví dụ như viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng…thì sẽ cho kết quả dương tính với tỷ lệ cao. Tốt nhất người bệnh nên làm thêm các xét nghiệm khác cũng như chụp X quang để có chẩn đoán thật chính xác.

-Công thức bạch cầu chuyển trái gợi ý trạng thái nhiễm khuẩn, bạch cầu tăng cao, áp xe cơ đái chậu hay nhiễm khuẩn huyết có biểu hiện lâm sàng đau thắt lưng.