Trong các bệnh xương khớp hay gặp ở trẻ em thì bệnh lao khớp háng là bệnh có mức độ phổ biến đứng thứ 2 sau bệnh lao cột sống. Trẻ sẽ thường cảm thấy đau ở khớp háng hoặc khớp gối, các cơn đau sẽ thường tăng lên khi chạm vào gót chân. Ngoài ra còn các triệu chứng khác như cơ đùi, cơ mông teo nhỏ dần, hạch bẹn sưng to, đi lại tập tễnh. Chúng tôi sẽ đi sâu hơn về các giai đoạn tiến triển của bệnh cũng như các triệu chứng qua bài viết dưới đây:

Giai đoạn bệnh tiến triển bệnh lao khớp háng

Ở giai đoạn trẻ được điều trị:

Nếu như trẻ được điều trị tích cực thì sẽ có 2 kết quả như sau:

-Nếu cha mẹ đưa trẻ đến bệnh viện điều trị quá muộn thì chỉ có thể phục hồi được một phần tổn thương bị phá hủy, các thương tổn còn lại sẽ ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến khớp háng.

-Nếu như cha mẹ đưa trẻ đến bệnh viện điều trị sớm thì có thể hồi phục sức khỏe sớm.

Ở giai đoạn trẻ không được điều trị hoặc chưa kịp điều trị:

Được chia làm 3 giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 12 tháng.

-Giai đoạn khởi đầu về lâm sàng: là giai đoạn mới xâm nhiễm bệnh.

-Giai đoạn phá hủy: Để lại cho trẻ nhiều biến chứng

+Biến chứng toàn thân: Biến chứng lây nhiễm lao sang các nội tạng khác, thoái hóa dạng bột do bội nhiễm lâu ngày. Cuối cùng là lao toàn bộ cơ thể của trẻ.

+Biến chứng tại chỗ: Rò xương, di lệch, trẻ bị áp xe, sai khớp.

Giai đoạn phục hồi, sửa chữa:

+Khớp giả lỏng ( chùng, giãn ) hoặc chặt, khó có thể chịu đựng lâu dài.

+Trẻ sẽ bị xơ cứng khớp ở tư thế xấu nhưng cũng có nhiều trường hợp xơ cứng khớp háng ở tư thế tốt.

+Rối loạn phát triển cơ thể ở vùng xương đầu gối, xương chậu, xương đùi.

+Cứng khớp ở tư thế xấu ảnh hưởng đến dáng đi của trẻ về sau.

Triệu chứng của bệnh lao khớp háng ở trẻ em

Triệu chứng tại khớp háng

-Triệu chứng lâm sàn

Khi khám bệnh thì người bệnh nên cởi hết quần áo ra cho dễ quan sát triệu chứng của bệnh:

+Lúc trẻ đi lại thì không thể đi thẳng được mà phải tựa về phía đau.

+Trẻ cũng không thể đi lại vững vàng được mà lại phải tựa về phía đau nữa.

Triệu chứng và giải phẫu bệnh lao khớp háng ở trẻ em 1

+Khi người bệnh nằm thì các cử động thụ động ở vùng quanh khớp háng sẽ bị hạn chế tư thế dạng đùi ra phía ngoài, tư thế duỗi. Các cử động của đầu gối cũng như cột sống thường trái ngược nhau. Khi người bệnh làm các động tác gập đầu gối cũng có thể gây ra các cơn đau.

+Các dấu hiệu thông thường là đau ở vùng đầu gối hoặc vùng háng đa số là về đêm. Các cơn đau có thể sẽ kéo dài nhưng không nhiều.

+Nổi hạch ở vùng sau cung đùi và vùng bẹn: các hạch lao này đóng góp không nhỏ trong việc giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Các hạch thường mềm, sưng to, căng và không làm bệnh nhân đau.

+Teo cơ: Nếp mông phía bên đau và hạ thấp, teo cơ từ đầu đùi và các cơ vùng mông. Đùi về phía bên đau không cân bằng với bên lành.

+Nếu như khám cẩn thận thì có thể phát hiện được cả áp xe lạnh và bao hoạt dịch khớp háng khá là dày

-Làm xét nghiệm

+Kiểm tra tốc độ lắng máu sẽ thấy tăng mạnh

+Test tuberculin: nếu chuyển từ âm tính sang dương tính sẽ có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc chẩn đoán bệnh.

-Chụp X quang

-Các vấn đề khác

Tìm hiểu nguồn gốc lấy nhiễm:

Trong môi trường sư phạm: người trông trẻ, thầy cô giáo, các bạn học chung…

Yếu tố di truyền từ các thành viên trong gia đình: Những người có quan hệ mật thiết với trẻ nhất như cha mẹ, ông bà…rồi mới đến cô dì chú bác, anh em họ…

Vấn đề về tiêm chủng BCG.

Triệu chứng toàn thân:

Bao gồm các triệu chứng chung của bệnh lao: trẻ gầy gò, hay sốt về chiều, nhẹ cân, hay ra mồ hôi trộm, sức yếu, người mệt mỏi, chậm lớn, hay ốm vặt, tăng cân ít, lười hoạt động, kém ăn…các bậc cha mẹ hết sức lưu ý vì những biểu hiện này có thể khiến nhiều người chủ quan, không để ý, đa số cha mẹ chỉ đưa trẻ đến bệnh viên khi có những triệu chứng lâm sàng thực sự của bệnh lao khớp háng.

Giải phẫu bệnh lao khớp háng ở trẻ em

Ảnh hưởng lâu dài của bệnh lao khớp háng:

-Bệnh lao khớp háng có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác của cơ thể như trên xương chậu, cột sống, đầu gối, xương đùi, các phần mềm và các cơ…

-Các ảnh hưởng xấu ngày càng rõ rệt trên các trẻ càng nhỏ tuổi, đặc biệt là trên các xương và cấu trúc, phần mềm ở xa khớp háng.

-Những ảnh hưởng lên xương chậu: Xương chậu phía bên lao khớp háng bị nghiêng lệch giống như hình trái xoan vậy, bị biến dạng do thiếu phát triển.

-Những ảnh hưởng trên xương đùi: Vỏ xương nhỏ, mỏng, khẳng khiu, thân xương đùi nhỏ lại, mảnh dẻ, không vững chắc là do sự phát triển của xương bị rối loạn, dẫn đến xương có thể ngắn hơn so với lúc đầu khoảng 20-25 cm.

-Những ảnh hưởng trên cột sống: các phần mềm và cơ kém phát triển, mềm, nhẽo, nhỏ, giảm trương lực do thiếu phát triển.

-Những ảnh hưởng trên đầu gối: có thể thấy dễ dàng là bị biến dạng, khớp gối cứng, không chắc chắn.

Khả năng sai khớp háng, di lệch

-Ở giai đoạn đầu của bệnh lao khớp háng: các triệu chứng xảy ra trước khi xương bị phá hủy: sai khớp sớm, khớp háng có thể bị di lệch.

-Ở giai đoạn sau này của bệnh: Do sự phá hủy một phần hoặc hoàn toàn của đầu xương đùi kết hợp với sự phát triển rộng ra của ổ cối:

+Nếu sự phá hủy chủ yếu xảy ra ở đầu xương đùi thì khớp háng sẽ bị di lệch, sau khớp xuyên ổ cối.

+Nếu như có sự phá hủy ở ổ cối và nhiều đầu xương đùi thì khớp sẽ bị sai khớp hoặc bán sai khớp, di lệch hoặc bán di lệch dạng trong ổ cối.

+Nếu như cổ và đầu xương đùi vẫn chắc chắn, gần như không có nhiều thương tổn mà ổ cối vẫn bị phá hủy nhiều hoặc tổn thương nhiều thì dẫn đến khớp bị di lệch, sai khớp xuyên ổ cối.