Ở bài viết lần trước chúng tôi có đề cập đến bệnh lao khớp háng ở trẻ em, thì ở bài viết này chúng tôi sẽ nói tổng quan hơn đến cả lao khớp háng xuất hiện ở người lớn nữa. Vậy cụ thể ở người lớn thì có khác trẻ em nhiều không? Việc điều trị có khó khăn không? Chúng ta sẽ cùng theo dõi qua bài viết này nhé

Triệu chứng của bệnh lao khớp háng

Triệu chứng tại chỗ

-Giai đoạn đầu

Chụp X quang

Cho người bệnh chụp X quang theo cả tư thế nghiêng và cả tư thế thẳng. Chụp kỹ vùng khớp háng phía bên đau và cả khung chậu nữa.

Triệu chứng và quá trình tiến triển của bệnh lao khớp háng 1

Chụp xong sẽ có 2 tình huống xảy ra:

+Các dấu hiệu khi chụp X quang mà không chuẩn bị thì không thấy rõ, tuy nhiên các dấu hiệu lâm sàng lại khá rõ ràng: Do có áp xe lan tới nên đùi sưng và căng, đau vùng háng. Để xác định tổn thương rõ ràng nhất thì có thể bơm thuốc cản quang vào vùng có áp xe.

+Chụp X quang sẽ thấy có khá nhiều tổn thương: hình xương mất vôi, hình hẹp khe khớp, hình có các xương mục vùng khe khớp nên việc xác định bệnh rất dễ dàng.

Dựa vào các hình ảnh tổn thương trên, ta có thể phân tích cụ thể như sau:

+Hình bè xương bị mất, không thấy trên phim chụp X quang, hình mất vôi ở một phần xương dẫn đến đường viền xung quanh bị mờ đi.

+Khi so sánh với khớp háng bên đối diện ta sẽ thấy hình kín đáo toàn bộ khe khớp, hình hẹp nhẹ.

+Số lượng xương mục ít, hình phá hủy xương khu trú, hình hang trong xương kín đáo ở cả ổ khớp và cổ xương đùi và ở đầu xương đùi.

+Các tổn thương này có thể nhận định được là triệu chứng của bệnh viêm khớp háng nhưng không xác định được do nguyên nhân nào gây ra.

+Cho người bệnh đi chụp cắt lớp để phân tích rõ hơn các thương tổn của đầu xương đùi với ổ khớp mà trên phim thường không thể thấy được.

+Kiểm tra thêm các dấu hiệu của bệnh lao như: có áp xe lạnh ( sờ thấy phía sau cung đùi hoặc khi khám trực tràng ), teo cơ mông, bao hoạt dịch dày lên.

+Cho làm xét nghiệm phản ứng Mantoux ( Test tuberculin ).

Nếu có hình tổn thương lao có giá trị trong chẩn đoán:

+Sinh thiết mô bệnh học

+Chọc thăm dò ổ khớp để tìm trực khuẩn lao.

Nếu thấy chuyển từ âm tính sang dương tính hoặc dương tính ngay từ đầu thì:

+Chụp X quang phổi.

+Tốc độ lắng máu thường tăng cao.

-Giai đoạn bệnh phát triển

Về chụp X quang

Xem trên phim chụp X quang thấy các tổn thương rất rõ ràng, đặc trưng cho lao khớp háng ở giai đoạn phát triển đầy đủ.

+Hình khe khớp sẽ mất hết

+Hình xương mất vôi nhiều trên diện rộng

+Ổ khớp và đầu xương đùi bị mòn, ăn rỗng có thể làm cho gẫy vòng cổ – lỗ tịt.

+Hình có nhiều hốc trong xương mục.

Các xét nghiệm cận lâm sàng ở giai đoạn này chỉ có tác dụng xác định triệu chứng của X quang và lâm sàng vì nó đã quá rõ ràng.

Về lâm sàng

+Hạch vùng sau cung đùi nổi rõ và sưng khá to.

+Háng có tư thế lạ: chân gấp lại, dạng ra và quay ra ngoài.

+Xuất hiện áp xe lạnh vùng khớp háng, nếp áp xe rò rỉ mủ ra ngoài thì sẽ rất khó xử lý.

+Mọi cử động quanh khớp háng đều làm người bệnh đau đớn nên rất khó cử động.

+Ngược lại với sự teo cơ vùng quanh khớp tạo ra hình ảnh gigot ( đùi cừu ) rất cổ điển. Chính xác hơn là vùng quanh khớp như được nhồi dày lên ( đóng bánh quanh khớp ).

Triệu chứng toàn thân: có đủ các triệu chứng của bệnh lao

Các triệu chứng của bệnh lao chỉ rõ hơn khi bệnh lao khớp háng tiến triển rõ rệt, Người bệnh thường chú ý đến các triệu chứng tại chỗ hơn là các triệu chứng toàn thân. Các triệu chứng toàn thân thường là:

+Gầy, sút cân: Người bệnh có thể gầy hoặc sút cân, mức độ tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ.

+Sốt: người bệnh hay bị sốt vào buổi chiều trong khoảng 38 độ trở lên, Người lúc nào cũng có cảm giác mất nước, nóng hầm hập, khát nước liên tục.

+Người bệnh hay bị ốm vặt

+Bất cứ lúc nào người bệnh cũng có thể đổ mồi hôi, kể cả lúc lao động hay không lao động nhưng đa số là vào ban đêm hoặc chiều tối. Vùng lưng trán là nơi đổ mồ hôi nhiều nhất.

+Người bệnh lúc này sẽ chán ăn mọi thứ, từ những món thích đến những món lạ.

  1. Tiến triển của bệnh lao khớp háng

    Trường hợp điều trị

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ nếu được điều trị muộn hơn thì tuy không thể phục hồi được tổn thương hoàn toàn nhưng nó cũng có thể làm ngưng tiến trình phá hủy xương khớp.

Vẫn là 2 tình huống có thể xảy ra:

+Người bệnh sẽ bị hạn chế cử động khớp háng khá nhiều, tuy nhiên các tổn thương đã giảm đi được phần nào.

+Trường hợp nữa là người bệnh phải làm phẫu thuật cứng khớp do các tổn thương còn khá nhiều.

+Thi thoảng chụp X quang thấy khe khớp bị hẹp nhẹ mới biết trước đó có bệnh. Trong trường hợp người bệnh được điều trị sớm lúc mà chưa có nhiều thương tổn do lao khớp háng gây ra thì có thể chữa được tất cả các triệu chứng mới và cũ, sau khi điều trị xong thì có thể cử động lại như bình thường.

Trường hợp người bệnh không được điều trị

Sự tiến triển của lao khớp háng ở người lớn có sự khác biệt so với trẻ nhỏ, được chia làm 3 giai đoạn khác nhau: đầu tiên là giai đoạn xâm nhiễm rồi mới đến giai đoạn phá hủy, cuối cùng là giai đoạn sửa chữa phục hồi…phát triển trong nhiều năm.