Tại Việt Nam các bệnh về xương khớp đặc biệt là thoái hóa khớp đang có xu hướng trẻ hóa, ngoài 35 tuổi đã có dấu hiệu bệnh xương khớp. Tuy nhiên có thể vì một lý do nào đó như quá bận rộn với công việc hay sợ đi khám sẽ tốn kém nhiều chi phí nên họ đã tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc hoặc tự ý tiêm thuốc giảm đau xương khớp không theo chỉ định của bác sĩ, dụng cụ tiêm không được sát trùng sạch hay quá lạm dụng thuốc dẫn đến những hậu quả khó lường. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu hơn vào vấn đề này để bạn đọc có thể nắm rõ.

  1. Thực tế dùng thuốc giảm đau xương khớp tại Việt Nam

Sau tuổi 45 thì con người sẽ phải đối mặt với các bệnh về khớp, đặc biệt là tỷ lệ bị bệnh viêm khớp chiếm cao nhất, hơn cả ung thư và tim mạch. Thoái hóa khớp chiếm tỷ lệ một nửa nhóm các bệnh viêm khớp.

Tự ý tiêm thuốc giảm đau xương khớp để lại những hậu quả nào 1

Ở Việt nam hiện nay có nhiều trường hợp người bệnh được bác sĩ kê cho đơn thuốc, dùng thuốc được một thời gian thấy triệu chứng đỡ hẳn thì các lần sau cứ thế mua mà không cần khám lại dẫn đến mắc thêm một số bệnh như loét dạ dày, men gan tăng cao bất thường hay bị viêm dạ dày.

Các chuyên gia cũng từng cảnh báo người dân về việc lạm dụng thuốc điều trị xương khớp có thể gây ra tình trạng loãng xương, tổn thương nội tạng bên trong hoặc hoại tử xương.

Các thuốc giảm đau chống viêm có tác dụng hữu hiệu đối với các bệnh xương khớp tuy nhiên việc sử dụng chúng phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ tiêm thuốc giảm đau corticosteroid phải dày dạn kinh nghiệm nếu không sẽ để lại những biến chứng khó lường như : đứt gân, canxi hóa bao khớp, teo mỡ, nhiễm trùng, teo da, thậm chí là mất mạng…

Một số trường hợp người bệnh tự ý tìm đến cơ sở y tế tự phát ( chui) để tiêm trực tiếp thuốc giảm đau vào khớp dẫn đến nhiễm trùng khớp gối và khớp vai. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và chỉ còn cách là đến bệnh viện để mổ để lấy mủ trong khớp và rửa sạch khớp nhưng vẫn không cải thiện tình hình là mấy.

Cũng có trường hợp nghe lời bạn bè tự ý tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp dẫn đến viêm và hoại tử khớp gối. Lúc này chỉ còn cách phẫu thuật để nối lại khớp gối.

  1. Có nên tiêm thuốc giảm đau xương khớp hay không?

Trong các phương pháp chữa trị bệnh khớp thì tiêm thuốc giảm đau vào khớp là một trong các cách để làm giảm các cơn đau cho bệnh nhân.

Vì viêm màng hoạt dịch phóng ra protease và cytokine nên tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp sẽ giúp người bệnh giảm đi các triệu chứng như sưng đau khớp, giúp cho người bệnh có thể vận động được thoải mái.

Khi tiêm thuốc giảm đau như corticoid sẽ làm ức chế protease và cytokine sẽ giúp người bệnh giảm đau rất nhanh và có thể duy trì trong nửa năm. Bởi vì tiêm khớp sẽ giúp

Các loại thuốc giảm đau, ví dụ như corticoid mặc dù có tác dụng giảm đau và kháng viêm rất tốt tuy nhiên nếu không được sát trùng cẩn thận thì nó sẽ làm cho người bệnh bị nhiễm trùng và gây ra nhiều tác dụng phụ. Hiện nay ở nhiều cơ sở tư nhân xảy ra tình trạng bệnh nhân bị tai biến do tiêm thuốc giảm đau.

Đối với một số người bệnh bị suy giảm miễn dịch, bị bệnh đái tháo đường, các bệnh về máu hay tăng huyết áp…nếu như bác sĩ tiêm thuốc giảm đau nhiều quá có thể dẫn đến người bệnh bị liệt tay chân và dẫn đến tử vong

Chí cỏ những người bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mãn tính, viêm cột sống dính khớp, bệnh gout thì mới được tiêm thuốc giảm đau.

Nếu như người bệnh có vùng da đã bị tổn thương sẵn rồi, bị bệnh viêm khớp hay tổn thương do các bệnh u xương khớp hay bệnh thần kinh thì bác sĩ sẽ chống chỉ định tiêm corticoid…

  1. Người bệnh khi tiêm thuốc giảm đau xương khớp cần lưu ý những gì

Nhiều người bệnh được nghe quảng cáo về tác dụng của tiêm thuốc nên đã vội vàng áp dụng phương pháp này. Nếu như những bệnh nhân dùng thuốc kháng viêm không steroid mà không có hiệu quả thì việc tiêm thuốc giảm đau cũng không có nhiều thay đổi. Hơn nữa nếu như người bệnh tiêm ở những nơi không được sát trùng hoặc tiêm tại nhà thì có thể sẽ để lại những biến chứng đáng tiếc.

Nếu như người bệnh có một trong các triệu chứng như sốt, đau nhức, nóng ở khớp thì cần đến bệnh viện để khám và điều trị ngay. Nói chung trong quá trình điều trị và tiêm thuốc viêm khớp thì người bệnh cần chú ý những điều sau:

-Trong vòng 1 năm không được tiêm quá 3 mũi, cứ cách 2 tháng tiêm một lần.

-Không được tự ý tiêm các loại thuốc không có trong đơn hoặc không được bác sĩ chỉ định vì có thể gây tác dụng phụ hoặc nhiễm trùng rất cao

-Ngoài tiêm thuốc thì bệnh nhân cũng cần phải có chế độ tập luyện phù hợp hoặc ăn uống đủ chất.

-Khi đi khám và tiêm thì phải chọn nhưng cơ sở khám chữa bệnh có sát trùng, sát khuẩn tốt và phải có uy tín. Tốt nhất nên đến những bệnh viện lớn.

-Nếu như thấy khớp có những triệu chứng như nhiễm khuẩn thì không nên tiêm giảm đau xương khớp

-Thuốc tiêm phải được đảm bảo cả về chất lượng lẫn liều lượng.